Quan niệm của nhà tư tưởng Anh Samel Smiles về sử dụng đúng hay lạm dụng đồng tiền
Đây đều là những cuốn sách bán chạy trên thế giới trong hơn 10 thập niên, làm thay đổi số phận của không biết bao con người, tạo ra một trào lưu tư tưởng mới của nền văn minh phương Tây thời cận đại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quan niệm của nhà tư tưởng Samel Smiles về sử dụng đúng hay lạm dụng đồng tiền.
Một người nên sử dụng tiền bạc ra sao bao gồm kiếm tiền, giữ tiền, tiêu tiền hoặc có thể dựa vào đó để phán đoán, đánh giá xem tài trí của người ta cao hoặc thấp. Mặc dù tiền không phải là mục tiêu chủ yếu và duy nhất của cuộc sống, tuy vậy không phải nó không hề có liên quan tới cuộc sống, không thể quan niệm một cách sai lệch về vai trò của nó. Trong thực tế, tiền bạc là một trong những cách mà con người đạt được sự thoải mái về mặt tinh thần cũng như địa vị xã hội. Thực ra việc sử dụng đồng tiền một cách đúng đắn và đúng mục đích cũng có mối liên hệ mật thiết với phẩm chất của con người. Ví dụ: tham lam, dối trá, bất công, ích kỷ… lại chính là biểu hiện của những kẻ coi tiền là tất cả.
Một người khi nghĩ về tương lai sẽ phát hiện ra có ba sự kiện có thể xảy ra với mình, đó là: thất nghiệp, bệnh tật và chết chóc. Hai thứ đầu tiên có thể tránh được nhưng cái còn lại thì không thể. Tuy vậy, cho dù sẽ xảy ra sự kiện nào thì việc nên làm vẫn là cố gắng bớt áp lực của cuộc sống tới mức có thể. Do đó, kiếm tiền bằng cách chân chính và sử dụng hợp lý là điều cực kỳ quan trọng. Kiếm tiền một cách chính đáng là lao động không biết mệt mỏi, không có sự hy vọng được báo đáp hay mê hoặc cám dỗ. Còn sử dụng hợp lý là ở chỗ thông minh và có năng lực, có tầm nhìn xa và thể hiện cái tôi của bản thân. Mặc dù tiền có thể thay thế các vật phẩm vô giá trị hay vật phẩm khác nhưng nó vẫn có thể thay thế nhiều giá trị khác. Không chỉ là thực phẩm, quần áo… mà còn có thể là danh dự hay địa vị của con người. Do vậy, trong cuộc sống thực tế, việc nỗ lực phấn đấu để có được một vị trí vững chắc trong xã hội, bao hàm trong nó là sự tôn nghiêm của cá nhân, nó khiến cho con người thêm mạnh mẽ và cuộc sống của họ càng thêm phần tốt đẹp.
Để đạt được một địa vị nhất định trong xã hội, cuộc sống giản dị, vừa phải là một điều kiện không thể thiếu được. Tiết kiệm, giản dị không đòi hỏi người ta phải có dũng khí hơn người, cũng không yêu cầu một khả năng trác việt, mà chỉ cần có năng lực của một con người bình thường.
Trong thực tế, tiết kiệm chẳng qua chỉ là việc quản lý các nhiệm vụ, công việc trong gia đình một cách có nguyên tắc và trình tự, nó có nghĩa là phải biết trù bị, thống kê, tính toán, tránh lãng phí.
Mỗi người đều nên biết học cách cân đối thu chi. Để làm tốt điều này điều quan trọng nhất là phải thành thật. Bởi lẽ, nếu một người không biết dựa vào thu nhập của mình, không có suy nghĩ lâu dài của việc chi tiêu. Hơn thế, chỉ biết quan tâm đến lợi ích của bản thân, chỉ đợi đến khi phát hiện ra thế nào là cách dùng tiền đúng đắn thì đã quá muộn.
Trong quá trình tạo ra tiền bạc, của cải, thứ quan trọng nhất là tinh lực của con người, mục tiêu quan trọng nhất là phải tích luỹ được của cải. Một người nếu chỉ toàn tâm toàn ý đi theo đuổi mục tiêu này thì rõ ràng không thành công chỉ là số ít. Nhưng nếu biết cân đối, hài hoà thu chi, biết tích tiểu thành đại, để đồng tiền phát huy được tối đa sức mạnh của nó thì lại ít người làm được. Có một người làm trong lĩnh vực ngân hàng ở Paris, đã từng có cuộc sống nghèo khổ. Hằng ngày cứ đến chập tối, ông ta lại đến một quán rượu để ăn tối và uống bia, sau đó nhét tất cả các thứ tìm được vào một cái túi mềm. Ông cứ cóp nhặt như thế trong suốt 8 năm trời và cuối cùng, ông cũng đã có một số vốn để bắt đầu sự nghiệp bằng việc kinh doanh cổ phiểu, tài sản mà ông để lại sau khi mất 3 triệu Frăng.
Trong nhiều năm trước, điều đem lại sự thoải mái, tự do, độc lập cho con người là sự vinh quang hoặc niềm vui trong khi người ta làm một việc gì đó, nhưng với những người chỉ cần tích cóp tiền bạc, của cải thì thường bị coi là có lòng dạ hẹp hòi, ích kỷ. Do đó, cần phải hình thành và rèn luyện thói quen tiết kiệm tiền bạc mà điều này tất cả những người thông minh đều luôn đặt nó trong việc cần phải ghi nhớ và hành động. Hơn nữa, đối với những người trẻ tuổi, nếu cuộc sống quá tiết kiệm và tiết kiệm một cách tối đa thì rất dễ tạo ra tính tham lam. Những gì thuộc về đạo đức ở chỗ này là tốt nhưng đến chỗ khác rất dễ trở thành tiêu cực.
Nếu đem lượng tiền bạc để đánh giá mức độ thành công của một người thì không cần phải nghi ngờ gì. Về bản tính, mỗi người ai cũng hy vọng mình là một người thành công. Cho dù đó là một người có ý chí kiên định, đầu óc tinh nhạy, khi đã nắm bắt được cơ hội thì ngay lập tức sẽ tìm mọi cách để tạo ra nhiều tiền. Những người này, nếu không phải là người có phẩm chất đạo đức cao quý thì cũng là người không hành thiện. Một người cũng chỉ có một lòng khao khát kiếm tiền nhưng trình độ không cao thì cho dù thế nào cũng khó có thể đạt được mục tiêu mà mình đã đề ra tiền bạc tuyệt đối không phải là sự đánh giá xác thực về giá trị đạo đức nào cả. Ánh sáng của đồng tiền chỉ có thể thu hút được sự chú ý của người ta, cũng giống như ánh sáng của con đom đóm nó dùng để giúp cho con người phát hiện và bắt được nó. Mục tiêu cao nhất của mỗi người đặt ra trong cuộc sống là phải hình thành và trang bị cho mình những phẩm chất đạo đức, nó có thể làm cho con người cả thể chất cũng như tinh thần (tâm hồn, trí tuệ, khí chất,…) đều được phát triển một cách đầy đủ và toàn diện. Một điều cuối cùng đó là không riêng gì tiền bạc, đối với bất cứ điều gì chúng ta cũng phải suy nghĩ hết sức cẩn trọng. Vì vậy, người thành công không phải là người có nhiều tiền, địa vị cao, có tiếng tăm, uy tín… mà nó có biểu hiện ở bản lĩnh anh hùng, dũng cảm, hoàn thành số lượng lớn các công việc có ích, có trách nhiệm đối với sự phát triển của nhân loại. Ở một mức độ nào đó, tiền bạc cũng là một loại lực lượng, điều này không sai, nhưng trí tuệ, tâm huyết vi lợi ích chung và phẩm chất đạo đức cũng là một loại lực lượng. Hơn nữa, nó còn là một lực lượng cao quý hơn tiền bạc rất nhiều.
Với những quan niệm của mình về sử dụng đúng hay lạm dụng đồng tiền, Samel Smiles cho chúng ta thấy rõ rằng, nhiều người coi việc kiếm tiền là điều cần phải khắc cốt ghi tâm, coi việc có tiền là niềm hãnh diện, coi việc tiêu pha rộng rãi là niềm vui. Nhưng thực tế, chỉ có những người trong khi cống hiến, ban tặng thì mới nhận ra thế nào là hạnh phúc, chỉ đến khi được báo đáp, giá trị của bản thân mới được thể hiện và ý nghĩa của cuộc sống chỉ được thăng hoa khi bạn biết ban tặng và cống hiến.
Hà Sơn tổng hợp