Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 27/04/2017 03:57
Diện mạo kinh thành Thăng Long thời Lý

 Thăng Long thời Lý đã là một thành thị - một thành thị phong kiến, trong thành, ngoài thị. Trong là Hoàng thành, hay Long Phượng thành. Ngoài bốn cửa thành là chợ, to nhất là chợ Cửa Đông, chợ Cửa Nam rồi đến chợ Cửa Tây (nay là chợ Ngọc Hà).

 

Ngoài chợ còn có phường phố là khu dân sự. Phường không phải là tổ chức xã hội của thợ thủ công mà đúng ra là một đơn vị hành chính cấp cơ sở của kinh thành. Quy hoạch thành thị trung cổ ở phía Đông cũng như phía Tây đều dựa theo nguyên tắc chia thành phố thành từng ô như trên bàn cờ.

 

“Phồn hoa thứ nhất Long thành,

Phố giăng mắc cửi đường quanh bàn cờ”.

 

Chính vì vậy chữ phường theo nguyên nghĩa là một khu đất vuông. Trên khu đất đó thường tập trung những thợ thủ công cùng một nghề và thường cùng một quê. Từ một đơn vị hành chính, dần dần phường mới mang ý nghĩa một cấu trúc chính trị - xã hội. Phố là bộ mặt của phường., ngoảnh ra đường có cửa hàng để bày bán các sản phẩm thủ công do phường làm ra. Có phường trồng dâu, chăn tằm và làm nghề nông (trồng rau, cây ăn quả). Đây là một trong những nét khác biệt của một thành thị phong kiến và một thành phố hiện đại.

 

Tập hợp thành, thị, phường phố, đường xá… của Thăng Long gọi chung là kinh thành, được bao quanh bởi một lũy đất vừa là thành, vừa là đê, đó là La Thành hay Đại La thành. Tên “đại La” vẫn thông dụng suốt thời Lý - Trần - Lê. Thành Đại La bao bọc kinh thành, từ thời Lý đã có địa giới ổn định, quy mô đã lớn và cho đến cuối thế kỷ XIX không thay đổi là bao. Đê La Thành  chạy dọc theo hữu ngạn sông Hồng, bao quanh hồ Tây, chạy dọc theo đường Đại Cồ Việt và đường Trần Khát Chân cho đến Ô Đống Mác rồi gặp lại con đê cũ của sông Hồng. Chính trên La Thành này đã trổ những cử ô hay cũng gọi là những cổng thành Thăng Long. Có cắt quân sĩ canh giữ. Có cửa ô Cầu Giấy, thời Lý gọi là cửa thành Tây Dương, có cầu Tây Dương bắc qua sông Tô Lịch. Bên cầu Tây Dương, chỉ có ngõ của các thợ thủ công làm nghê fgiaays. Có cửa Triều Đông ở phía trên bến Đông Bộ Đầu (dốc Hòe Nhai) kiểm soát đường qua lại từ kinh thành sang Kinh Bắc, từ bến thuyền lên bộ. Mé trên một chút là phường An Hoa - mãi đến thời Thiệu Trị nhà Nguyễn mới đổi tên là Yên Phụ - tức cửa ô Yên Phụ ngày sau. Có cửa thành Vạn Xuân gần phường Ông Mạc thời Lý, sau là cửa ô Đống Mác. Có cửa thành chợ Dừa, sau là ô Chợ Dừa, nằm trong khu vực phường Thịnh Quang thời Lý chuyên trông dừa, nhãn, vải.

 

Có chợ và có búa vì vậy mới gọi là chợ búa. “Búa” ở đây được hiểu là “bộ”, “bộ đầu” một tên cổ có nghĩa là bến. Thăng Long xưa với các chợ lớn và các bến sông Cái, sông Tô thì đúng là cảnh trên bên dưới thuyền.

 

Những phường phố chính của Thăng Long xưa tận dụng ngã ba sông Tô, sông Cái với cốt lõi là khu Hoàn Kiếm cũ làm nơi buôn bán. Các phố phường chính thời đó cũng hội tụ quanh khu vực này. Nổi bật từ thời Lý là phường Giang Khẩu với chợ Đông. Mãi đến thời chúa Trịnh Giang, vì kỵ húy, phường này mới đổi tên là hà Khẩu với phố Hàng Buồm ở cửa sông Tô. Chạy dọc bờ sông Cái, mé trên cầu Long Biên ngày nay là phường Hòe Nhai nằm trên đường trồng hòe ra bến Đông. Cạnh đó là phường Giang Tân, sau đổi tên là Hà tân rồi Thạch Khối, thuyền cập bến bốc đá vôi cung ứng cho các lò vôi của phường đó. Rồi đến phường An Hoa trồng hoa, tiếp đó là phường Tích Ma hay Nghi Tàm là một trại trồng dâu chăn tằm lớn của Thăng Long thời Lý bên hồ Tây. Có thể nhận ra một phần quy hoạch Thăng Long đời Lý: dọc sông Cái và quanh hồ Tây. Ở khu vực này đất bãi chuyên dành trồng dâu. Dân các phường dọc bờ sông và ven hồ chủ yếu sống bằng nghề chăn tằm, dệt lụa. Nếu các phường ở quanh hồ Tây và dọc sông Cái chuyên trồng dâu nuôi tằm dệt lụa, thì các phường quanh Cửa Đông - Cửa Nam (khu Hoàn Kiếm) chuyên buôn bán thủ công và các phường ở phía nam - tây nam chuyên trông rau và cây ăn quả. Quy hoạch Thăng Long thật hợp lý: giữa khu vườn cây trĩu quả và vườn rau yên tĩnh này mọc lên các trung tâm văn hóa của kinh thành, đặc biệt là Quốc Tử Giám, Văn Miếu và tòa Khâm Thiên Giám, đài thiên văn và nghiên cứu lịch của quốc gia Đại Việt.

 

Nếu cộng thêm vào khu hoàng cung và khu chợ búa phố phường một khu nữa, khu Thập Tam trại ở Ba Đình - Đống Đa nay, chuyên làm nông nghiệp rau hoa quả. Bên cạnh đó còn có một địa điểm tuy không thuộc phạm vị kinh thành nhưng số phận rất gắn bó với Thăng Long - đó là Cảo Xã - một trong những khu “ruộng quốc khố” của nhà Lý. Kể đến đây ta đã có đầy đủ diện mạo của một kinh thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê.


Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)