Hạnh phúc thật giản đơn! - Qua quan niệm của nhà báo người Mỹ Orison Swett Marden
Theo ông, chỉ có sự cần cù, chịu khó lao động, làm việc chúng ta mới có thể gặt hái được hạnh phúc chân chính trong cuộc đời. Con người không lao động, tuyệt đối không thể có một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ. Đa số mọi người luôn cho rằng, tiền bạc khiến cho người ta có vui, có người dùng tiền để đổi lấy quyền lực, tầm ảnh hưởng và sự xa hoa…, lại có người cho rằng hôn nhân là điều khiến họ hạnh phúc. Vì họ tin rằng, chỉ có bản thân mình mới có thể tìm kiếm hạnh phúc cho mình, lại còn có một số người nghĩ rằng, niềm vui của mình chính là việc đọc sách, đi du lịch khắp nơi, hay được vui chơi giải trí, bởi lẽ chỉ có như vậy mới giúp họ quên đi những lo âu, phiền muộn mà chính cuộc sống mang lại cho họ. Nhưng vẫn có lúc, sự việc không phải như những gì mình mong muốn, có lúc tưởng như mình đã được vui vẻ, thoải mái nhưng đồng thời lại phát hiện ra có một cái gì đó khác vẫn đang vướng bận trong lòng, rốt cuộc vẫn chưa thể đạt được hạnh phúc và niềm vui trọn vẹn. Điều này cũng giống như nhiều người, khi đã trở nên giàu có thường xuất hiện tính ích kỷ, một cách tự nhiên những người này không thể hưởng thụ niềm vui và sự tự do một cách trọn vẹn. Khi bạn bắt đầu thuê ai đó phục vụ, bạn liền cảm thấy dường như đó là một tội ác, bởi lẽ là người có khả năng lao động như bạn lại để cho người khác phải làm thay những công việc đó. Sự nhàn hạ hay dựa dẫm đó tốt nhất là không nên có, bởi lẽ chúng ta tuyệt nhiên không thể tìm được niềm vui hay hạnh phúc từ việc ỷ lại cho người khác. Khi đã nhiễm thói quen dựa dẫm, người ta sẽ tìm cách trốn tránh công việc, thậm chí sẽ trở nên chậm chạp và kém linh hoạt. Chỉ có lao động và làm việc một cách tích cực mới có thể làm cho con người khoẻ mạnh và yêu đời.
Những người đã kết hôn thường hiểu biết rất rõ, hạnh phúc gia đình được quyết định một phần rất lớn ở chính bản thân họ đối với cuộc sống hôn nhân, không có cho đi thì không thể nhận lại được.
Đối với một người có nhiều suy nghĩ và cách nhìn tiêu cực thì việc muốn cảm nhận được thế nào là hạnh phúc thực sự là hoàn toàn không thể, cũng giống như là một người đang nằm trên một cái giường trải đầy gai nhọn, không thể nào ngủ yên được. Nếu một người không có những phẩm chất như: khảng khái, trong sạch, thật thà thì căn bản khó có thể hy vọng có được hạnh phúc. Nhưng điều này không có nghĩa là một người chỉ cần không hút thuốc, không uống rượu, không đánh bạc, cũng không làm gì xấu thì chắc chắn sẽ hạnh phúc. Thực tế có không ít người xấu xa, tàn ác thường không hề có những thói quen xấu nhưng họ lại vô tình, luôn đố kỵ, ganh ghét với những người xung quanh. Một người nếu có tâm hồn khoáng đạt, hành vi thẳng thắn, chân thật thì mới có thể có được niềm vui thực sự.
Ích kỷ là kẻ thù của niềm vui. Bởi lẽ, một người ích kỷ luôn có tâm lý lo lắng, cân đo, đong đếm, tính toán sợ mình sẽ bị thiệt. Trên xe buýt, nếu một người trẻ tuổi trông thấy một người lớn tuổi hoặc một phụ nữ có con nhỏ đứng cạnh đó không có chỗ ngồi mà không chịu nhường chỗ thì liệu có thể chấp nhận được không?
Người nói dối cũng tuyệt nhiên không thể có được niềm vui chân chính. Những người này thường tâm địa không ngay thẳng, luôn lo lắng sợ bị phát hiện, do đó cũng luôn cảm thấy trong lòng bất an. Thực tế, hầu hết ở những người nói dối, trong lòng họ cũng không hoàn toàn tán đồng với hành vi lừa dối đó, nhưng thực sự rất khó để họ có một niềm vui trọn vẹn, thoải mái.
Chúng ta đừng nên trách móc tại sao bản thân mình lại không có niềm vui, hạnh phúc. Bởi lẽ, đó chính là kết quả của mọi lời nói, hành động của bản thân. Động cơ, sự nỗ lực hay hành động của bạn đều có tác dụng quan trọng đối với cuộc sống sau này của bạn. Hạnh phúc mà chúng ta nói đến là do sự khổ công và nỗ lực lao động mà ra. Nhưng nếu ngay từ khi còn trẻ tuổi mà chúng ta đã gieo mầm mống của sự ích kỷ, đố kỵ và lòng hận thù thì làm sao có thể thu được kết quả tốt đẹp? Nếu chưa từng cảm thấy mình hạnh phúc thì cũng đừng nên trách cứ bất cứ ai. Lại có một số người quan niệm hoàn toàn sai lầm về hạnh phúc. Họ cho rằng, có thể dùng tiền để đổi lấy hạnh phúc. Hạnh phúc là kết quả của sự chăm chỉ lao động, làm việc của chúng ta. Bất luận hạnh phúc mà bạn có được là như thế nào thì bạn cũng đều phải nỗ lực trong việc tìm kiếm nó.
Mỗi người đều tạo ra hạnh phúc cho mình theo cách khác nhau, bởi lẽ sức lực mà mỗi người bỏ ra là khác nhau, nhưng đó đều là kết quả hợp lý cho sự cố gắng của chúng ta, không ai có thể lấy được hạnh phúc từ người khác. Đó là quy luật tự nhiên, người nỗ lực sẽ không thể không có thành quả xứng đáng. Nhưng có một điều đáng tiếc là, nhiều người lại cho rằng, hạnh phúc có thể được. Họ không hiểu được rằng, hạnh phúc cũng giống như lương thực vậy, không phải được tạo ra mà là kết quả của quá trình lao động cần cù và chăm chỉ.
Những người trẻ tuổi, nên tin tường rằng, trong cuộc sống, cho dù gặp phải bất cứ sự cố nào, cho dù bạn thành công hay thất bại thì có một điều luôn phải xác định đó là, bạn phải chủ động, nỗ lực để đạt được sự thoả mãn và hạnh phúc. Nhưng khi bạn đã trở nên giàu có, có thể cơ hội tận hưởng hạnh phúc của bạn sẽ ít hơn, bởi lẽ đến lúc đó, tuổi tác đã cao, không còn nhiều sức lực và tinh thần để hưởng thụ. Vì vậy, không nên dùng hạnh phúc của chúng ta để làm những việc mạo hiểm. Hãy học cách theo đuổi và hưởng thụ hạnh phúc càng sớm càng tốt, đó là điều cần thiết đối với mỗi người.
Orison Swett Marden kể rằng ông có một người bạn, anh ta tuy nghèo nhưng lúc nào cũng tìm thấy niềm vui trong cuộc sống. Có lẽ vui cười là bản tính của anh cho dù điều kiện gian nan thế nào, sự việc có không như mong đợi thì anh ta vẫn tìm ra được lý do để làm cho mình cảm thấy hứng thú, vui vẻ.
Nói về bản thân con người, từ trước đến nay không có một chủ đề nào lại thu hút nhiều sự tranh luận, bàn cãi như chủ đề hạnh phúc. Nhiều người cho rằng, tiền có thể mua được hạnh phúc, nhưng trên thực tế, có nhiều người được thoả mãn về vật chất mà vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Họ bỏ tiền ra để mua những thứ nhằm tạo ra hạnh phúc nhưng thực tế, hạnh phúc không hề đón tiếp họ. Tuy nhiên cũng có không ít người tuy cuộc sống có nghèo khó nhưng lại rất vui vẻ và họ đã sống thực sự có ý nghĩa. Chừng đó có thể chứng thực một điều rằng, hạnh phúc không thể dùng tiền bạc mà mua được. Có thể tiền bạc mua được một cuộc sống thoải mái với những vật chất tiện nghi đầy đủ, nhưng đó không phải là niềm vui đích thực. Tiền có thể khiến cho người ta mất đi ý chí, mất đi khả năng tự lập. Nhiều người sau khi có tiền không thể tiếp tục phát triển sự nghiệp do quá dựa dẫm và ỷ lại vào tiền bạc và không biết tận dụng nó một cách có ý nghĩa.
Và nếu ai đó muốn tìm thấy hạnh phúc từ cuộc sống nhàn hạ thì họ đã sai lầm, bởi lẽ nếu cứ kéo dài cuộc sống như vậy sẽ khiến cho tư duy ngưng trệ, công việc cũng tiến hành chậm chạp và ngày càng kém hiệu quả. Sức khoẻ không thể tách rời một tư duy linh hoạt và sự phản ứng nhanh nhậy. Một người còn có khả năng lao động, chỉ cần thoát ra khỏi lao động thì việc có được hạnh phúc là không thể thực hiện. Đối với những người không còn khả năng lao động, xã hội sẽ có những biện pháp giúp đỡ, động viên, còn với những kẻ lười biếng không muốn lao động thì tuyệt đối không được khoan dung hay nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào. Trong thực tế cũng như vậy, không có lao động thì không thể có sức khoẻ, càng không nói đến việc có thể tìm thấy hạnh phúc.
Cũng đã có người từng nói rằng, hạnh phúc là thứ được coi là viển vông, hư ảo nhất trong thế giới này. Nhưng tại sao con người lại mù quáng đi tìm hạnh phúc như thể nếu chúng ta làm một cuộc điều tra đơn giản, hỏi một số người qua đường xem những sự việc gì đã khiến cho họ cảm thấy hạnh phúc, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được rất nhiều câu trả lời khác nhau. Đối với những thanh niên có cuộc sống nghèo khó mà nói, việc được giáo dục là điều hạnh phúc nhất, nhưng cũng có người cho rằng, hạnh phúc nhất là khi được đi du lịch khắp các nơi trên thế giới. Chúng ta ai cũng xem xét hạnh phúc từ góc độ riêng của bản thân mình, hạnh phúc trong mắt mỗi người là khác nhau.
Nhưng cũng sẽ có nhiều người cho rằng, hạnh phúc không phải là thứ hiển hiện, nó là thứ luôn luôn chờ đợi người ta đi tìm kiếm. Nhiều người cho rằng, có được hạnh phúc là một điều hết sức khó khăn, nhưng trong thực tế, hạnh phúc thật đơn giản.
Theo Orison Marden kể lại, ông đã từng ăn tối với một người trẻ tuổi khá thành công. Khi nói chuyện với anh ta, ông phát hiện ra anh ta luôn xem hạnh phúc ở nơi rất xa, gần như cần phải tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực mới có được. Trong mắt anh ta, hình như giữa anh và hạnh phúc không có duyên với nhau, nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu. Thực tế cách sống của anh ta quá phức tạp, anh ta không hiểu hàm nghĩa của từ hạnh phúc là thế nào. Hạnh phúc mà anh ta hiểu phải có tác dụng rất to lớn là sự thu hút sự chú ý, quan tâm của người khác. Nhưng trong hoàn cảnh này, hạnh phúc dường như bị anh ta phá hoại. Hạnh phúc chân chính là rất giản đơn, nhưng cũng vô cùng cao quý.
Kỳ thực, mối quan hệ giữa hạnh phúc và sự hưởng thụ về mặt vật chất không hề lớn. Nó là một trạng thái tinh thần. Hạnh phúc chân chính không phải là kiểu vui sướng tức thời, hời hợt. Trong cuộc sống có không ít người đi tìm hạnh phúc từ thế giới vật chất mà không biết rằng hạnh phúc thực sự tồn tại ngay trong chính tâm hồn của họ. Kiểu tìm kiếm này đúng là một việc ngốc nghếch nhất trên thế gian bởi từ xưa đến nay chẳng có ai có thể thành công khi thực hiện điều này. Hạnh phúc vốn vẫn công bằng như vậy. Nó không để bạn là người nghèo khổ hay giàu có, không phân biệt giai cấp, màu da. Nó chỉ quan tâm xem bạn có một tâm hồn trong sáng hay không. Nó cực kỳ phản cảm với những người ích kỷ, giả tạo. Nó thích một cuộc sống đơn giản, một môi trường tự nhiên và lành mạnh.
Khi nội tâm và môi trường xung quanh giữ được mối quan hệ tốt đẹp, hài hoà thì mới có thể có được niềm vui. Đó là một nguyên tắc quan trọng trong cuộc sống của con người. Điều đáng tiếc là có nhiều người đã lý giải sai nguyên tắc này, vì thế đã xảy ra không ít hậu quả nằm ngoài ý muốn.
Chúng ta đều biết trong mỗi người đều tồn tại một cái tôi khác, nó kiểm soát và điều chỉnh hành vi của chúng ta, chỉ đạo chúng ta làm những việc tốt. Khi hành vi không phù hợp với yêu cầu của nó, tất sẽ bị nó trừng phạt. Thượng đế khi tạo ra con người cũng đã gieo vào họ sự chân thực và những hiểu biết về cái tốt đẹp, đó là bản tính của con người. Nếu con người đi ngược lại với những điều đó, chỉ có thể bị thượng đế trừng phạt và mãi mãi không bao giờ có được hạnh phúc đích thực.
Một người trẻ tuổi, đã tương đối già có nên anh ta không còn coi trọng lao động nữa. Khi có người hỏi anh ta tại sao lại không làm việc, anh ta trả lời rằng: “Tôi không cần lao động, không cần trở thành cái cớ của những người không muốn làm việc và chính cái cớ này đã phá hỏng đi hạnh phúc của họ”. Bởi lẽ, dù thượng đế hay ông trời không ban hạnh phúc cho những kẻ nhàn hạ, vô tích sự. Con người khi còn sống trong thế giới này thì phải không ngừng làm việc, không ngừng lao động. Bất kỳ kẻ nào không lao động đều nhận phải sự trừng phạt của tự nhiên. Hạnh phúc và giá trị như hai anh em song sinh, chỉ khi có giá trị con người mới có được hạnh phúc.
Khi con người ngừng lao động, có nghĩa là họ đã làm mất đi nguồn vui của mình, cũng giống như cái đồng hồ ngừng chuyển động sẽ mất hết các chức năng. Những người làm việc và biết cống hiến chắc chắn sẽ được thưởng thức giá trị của hạnh phúc.
Mỗi người đều nên thiết lập giá trị tồn tại của chính mình. Giá trị đó không thể bị thay thế bởi bất kỳ sự vật nào khác. Mà hạnh phúc khi có giá trị là không thể không có. Trên đời này có một thứ khiến cho người ta cảm thấy hạnh phúc đó là thực hiện được giá trị của bản thân và những kết quả đạt được, nhìn thấy sự tiến bộ của bản thân, nhìn thấy sự phát triển không ngừng của trí tuệ và tầm nhìn.
Tuy nhiên, thực hiện được giá trị và đạt được hạnh phúc là hai vấn đề khác nhau. Nhiều người giàu có không biết rằng, người giàu hay người nghèo khi đi tìm hạnh phúc cho mình đều có sự bình đẳng như nhau. Có người về vật chất khá đầy đủ, sung túc nhưng chính điều này lại cướp đi hạnh phúc mà họ đang cố công theo đuổi. Chúng ta vẫn thường nghe nói: “Anh ta có rất nhiều tiền, nhưng tại sao anh ta lại không hạnh phúc. Điều này có lẽ là do khi phải bỏ ra rất nhiều thời gian và sức lực để kiếm tiền, anh ta đã phải hy sinh nhiều thứ có giá trị cả về tinh thần, gia đình, phẩm chất và nhiều mặt khác nữa.
Hạnh phúc vốn là của cải mà con người ai cũng cần có. Biểu hiện của hạnh phúc là sự khoẻ mạnh, sự thanh thản, bằng lòng và hoà thuận. Nhưng tất cả những cái gọi là bất an, đau khổ hay bất mãn… cũng đều nên có trong cuộc sống này, những điều này chính là mâu thuẫn trong bản thân mỗi con người và buộc họ phải đấu tranh vì những điều tốt đẹp.
Qua những gì mà Orison Marden đã nêu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, tài năng của mỗi người là khác nhau, mức độ thành công hay thiên hướng tự nhiên cũng không giống nhau, duy có một thứ ngoại lệ đó là hạnh phúc chỉ có thể đến với những ai biết trân trọng lao động, cống hiến là niềm vui sống. Và chúng ta có thể phát hiện ra rằng, để có được hạnh phúc thực sự họ đều phải trải qua sự nỗ lực và nhẫn nại không biết mệt mỏi. Hạnh phúc thật giản đơn khi chúng ta biết cân bằng ham muốn, tham vọng và hãy tận hưởng thành quả từ lao động chân chính.
Sơn Hà sưu tầm, tổng hợp