Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 23/05/2017 03:53
Liêm, sỉ - Nét tinh hoa cốt cách của văn hóa dân tộc Việt Nam

 Nền giáo dục chân chính của mọi thời đại đều dạy cho con người biết liêm, sỉ để rèn luyện, hình thành nhân cách. Liêm, sỉ từ xưa đến nay đã trở thành một nét tinh hoa, cốt cách của văn hóa dân tộc Việt Nam.

 

Liêm sỉ là lẽ sống làm người. Người mà không liêm thì cái gì cũng lấy, chỉ mong sao vơ vét cho đầy túi tham, không biết cái gì xứng đáng được nhận, cái gì phải khước từ, cái gì là của người khác, của cộng đồng, dân tộc, Nhà nước. Người bất liêm như vậy cũng là kẻ vô sỉ không biết xấu hổ, không biết nhục; đã không biết tự hổ thẹn với lương tâm  mình thì cũng không biết hổ thẹn với người xung quanh. Do đó việc gì cũng làm bất kể trái phải , đúng sai, bất kể lòng dân, phép nước… Cha ông ta coi những kẻ vô liêm sỉ chẳng khác gì là loài cầm thú. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi những kẻ tham ô những con lợn chui vào vườn rau của Nhà nước chén no nên rồi chuồn. Chính vì hiểu thấu liêm, sỉ mà nhân dân ta, tiêu biểu là Hồ Chí Minh , đã không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ. Biết bao chiến sĩ cộng sản và những người yêu nước Việt Nam đã nghe theo lời Bác: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà vùng đứng lên đấu tranh cho độc lập tự do của dân tộc.

Bàn về phạm trù “liêm, sỉ”, chúng ta cùng đọc lại một câu chuyện đời xưa:

Có một sĩ tử đỗ tiến sĩ được bổ dụng làm tri phủ. Ông ta đến chào bái biệt thầy học cũ và xin thầy chỉ giáo cho điều cần ghi nhớ của người làm quan. Thầy đồ già nhìn người học trò cũ thông minh, tuấn tú sắp ra phò vua, giúp nước mà rằng: “Việc nước là việc dân, có nhiều lắm, thiên hình vạn dạng, anh phải tùy cơ ứng biến, duy chỉ có hai chữ liêm, sỉ thì anh phải ghi nhớ suốt đời, khi vinh hoa phú quý, lúc khó khăn hiểm nguy cũng không bao giờ được đánh mất liêm, sỉ”.

Vị tân quan băn khoăn, bày tỏ tâm sự:

-Thưa thầy, thế sự thăng trầm, nhân tình phản trắc, phong tục suy đồi, chốn quan trường phần đông không còn giữ được liêm, sỉ. Thậm chí ngay cả bọn học trò chúng con may mà đỗ đạt, được liệt vào hàng sĩ phu cũng nhiều người như thế cả.

Thầy nhìn vị tân quan, thoáng một nét buồn rồi nghiêm khắc nói:

-Anh quên cổ nhân đã day: “Quốc gia hữu sự, thất phu hữu trách” rồi sao? Năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Ngay cả lúc màu đông rét mướt mà cây tùng, cây bách vẫn xanh. Anh được triều đìnhbổ dụng làm quan, anh định sẽ làm cây tùng, cây bách hay làm dây leo, tầm gửi?

Vị tân quan nghe xong, cúi đầu lễ phép nói lời từ tạ:

 

-Con xin nhớ lời thầy dạy. Tuy đã lấy bằng tiến sĩ, được vào ngạch quan trường nhưng hôm nay con mới thấm thía hai chữ liêm, sỉ. Hai chữ mở lòng của một kẻ được trao cho trọng trách phò vua, giúp nước, ăn lương bổng triều đình. Con xin ghi nhớ, tự nhủ lòng mình “Quốc gia hữu sự, sĩ phu hữu trách”.

Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)