Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 31/05/2017 04:29
Không gian tôn giáo Hà Nội nay

 “Thăng Long tứ trấn” với những di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng đẫm đặc. Các cơ sở thờ tự của mọi loại hình tôn giáo tín ngưỡng đều được người dân Hà thành, các chính quyền qua các thời đại tính toán sắp đặt, vun đắp và bảo tồn qua nhiều thế hệ.

 

Những năm gần đây, trong không khí cởi mở của tiến trình đổi mới đất nước với chính sách tôn giáo cởi mở, các tổ chức tôn giáo ở Hà Nội đều được đầu tư phát triển. Các hội quy của Phật giáo, , các hội đoàn của Công gaios tăng nhanh và hoạt động với bầu không khí mới mẻ. Cho đến hôm nay, hệ thống tôn giáo ở Hà Nội cũng khá tiêu biểu, bao gồm những tôn giáo chính yếu của nước ta, vốn là những tôn giáo nhập nội hay là những tôn giáo bản địa.

Có thể nói Thăng Long - Hà Nội là nơi gần như được coi là xuất phát của Phật giáo nước nhà (Hai trung tâm đầu tiên của Phật giáo ở Việt Nam là Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh và Tây Thiên, Tam Đảo, Vĩnh Phúc). Kể từ thời Lê, Khổng giáo đặc biệt có vị trí dần dân độc tôn, tiêu biểu là ở Hà Nội. Kể cả sau này khi kinh đô đã chuyển vào Huế thì Nho học trên đất Thăng Long - Hà Nội với những tên tuổi của “sỹ phu Bắc Hà” vẫn là lực lượng tri thức, tinh thần tiêu biểu cho Nho học. Về Đạo giáo, Hà Nội cũng là một trung tâm quan trọng như nhận xét của nhiều trí thức ở các vùng miền khác nhau khi đến Thăng Long - Hà Nội. Đạo Kitô (Công giáo và Tin lành) ở Hà Nội cũng có nhiều nét đáng lưu ý.

Có thể nói Công giáo Hà Nội là thuộc số địa điểm lâu đời nhất ở xứ Bắc Kỳ xưa, nơi Linh mục Đắc Lộ đặt chân đến ngay khi ông từ Cửa Bạng (Thanh Hóa) năm 1627 ra Thăng Long và gieo mầm đầu tiên của cộng đồng Công giáo Hà Nội. Từ đó Hà Nội luôn là vị trí quan trọng nhất của Công giáo ở phía Bắc. Có một thời gian, từ năm 1949 đến đầu những năm 1960  Hà Nội là nơi đặt Đại diện Tông tòa của Toàn Thánh Vatican. Giáo phận Hà Nội từ 1960 cũng trở thành Tổng giáo phận Hà Nội cho tới nay. Đạo Tin lành ở Hà Nội tuy chính thức hình thành năm 1926 chậm hơn điểm gốc nhất của đạo Tin lành Đà Nẵng năm 1911 nhưng vẫn được tính là một trong những điểm đầu tiên ở nước ta có tiếp xúc với đạo Tin Lành từ châu Âu cuối thế kỷ XIX. Tin lành Hà Nội từ sau năm 1954 trở thành cộng đồng tiêu biểu nhất của Hội Thánh Tin lành Việt Nam (miền Bắc) và cho đến tận ngày nay vị thế này vẫn là như vậy.

Hồi giáo ở Hà Nội thực sự là một cộng đồng vô cùng nhỏ bé nhưng nó vẫn là một cộng đồng tiêu biểu cho tôn giáo này ở phía Bắc Việt Nam. Ngoài ra còn có cộng đồng Cao Đài hình thành từ thập kỷ 40 thế kỷ trước và đến nay vẫn tồn tại, như một nét độc đáo của hệ thống tôn giáo ở Hà Nội.

Những năm gần đây, hiện tượng tôn giáo mới đã khiến cho hệ thống tôn giáo ở Hà Nội càng thêm phần đa dạng, hàng chục nhóm phái thuộc loại hình tôn giáo mới xuất hiện từ những năm 1980 trở lại đây như minh chứng cho điều này.

Trong sự phát triển của hệ thống tôn giáo hiện nay, Hà Nội vẫn luôn có vị thế là một trung tâm truyền giáo, ảnh hưởng trực tiếp đến hầu hết các tỉnh phía Bắc dù bản thân nó cũng là nơi có khả năng tiếp nhận các tôn giáo mới.

Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)