Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 20/07/2017 10:23
Hình thành thói quen tiết kiệm cho con cái qua quan niệm của nữ nhà văn Mỹ Stfuren

 Stfuren (1811-1896) là nữ nhà văn người Mỹ. Bà nổi tiếng với bộ tiểu thuyết dài “Căn phòng của chú Tanm” năm 1852. Dưới đây là câu chuyện mà Stfuren chia sẻ trong giáo dục con cái và hình thành thói quen tiết kiệm cho con trẻ. Tiết kiệm không có nghĩa là cứ giữ khư khư tiền mà là phải biết tiêu tiền đúng chỗ, đúng cách. Tiết kiệm không chỉ là cách quản lý tiền bạc đúng đắn mà còn là một đức tính cao đẹp.

 

Tôi thường quan sát được cảnh tượng sau trong nhà hàng: Đứa trẻ đòi mua những món đồ, cha mẹ dù không muốn mua nhưng vì tiếng khóc của nó mà không còn cách nào khác, họ đành phải thoả hiệp và đáp ứng cho chúng.

          Có một lần, tôi dẫn một người bạn đi mua đồ, Velt cũng đi cùng. Vào đến cửa hàng, nhìn thấy chiếc khăn quàng cổ đang giảm giá, nghĩ đến chiếc khăn ở nhà đã đến lúc thay rồi, nên Velt đã quyết định mua chiếc khăn mới. Velt nói: “Mẹ cũng chọn một chiếc mà dùng”.

          Con gái của bạn tôi thấy vậy cũng đi đến và nói: “Con cũng chọn một chiếc”.

          Tôi thấy bạn tôi không nói gì, bèn hỏi Mina:

          - “Cháu thiếu khăn không?”.

          - Mina: Cháu không thiếu.

          - “Cháu phải mua mang về à?”

          - Không ạ!

          - Vậy, sao cháu lại mua.

          - Vì Velt đã mua một chiếc.

          Cháu biết vì sao chúng ta phải mua khăn không? Bởi vì, khăn của chúng ta đã đến lúc phải thay rồi, lại đúng vào lúc cửa hàng giảm giá nên mới mua. Vì vậy, cô đã không rõ vì sao cháu lại mua.

          Sau này khi cùng bạn tôi nhắc lại chuyện này, tôi hỏi vì sao cô lại chiều con cái như vậy, cô ấy đã trả lời khác hẳn dự đoán của tôi: “Bạn không biết nó mà làm ầm lên thì kinh khủng như thế nào đâu. Nó muốn mua thì mua cho nó, đỡ gặp phiền phức, với lại nó cũng đáng thương mà”.

          Dù thế nào thì tôi cũng thấy bạn mình làm như vậy là không đúng. Bởi vì, vật chất không thể nào bù đắp được sự thiếu hụt về tinh thần. Nếu như đã bị tổn thương, ngược lại càng làm cho trái tim đã tổn thương thêm đau khổ. Trẻ em rất thông minh và nhạy cảm, nó có thể hiểu được những điểm yếu của cha mẹ. Vì vậy, đã không ngần ngại lợi dụng cách này và tạo nên thói quen xấu của chính nó. Càng nghiêm trọng hơn, cách nhìn, cách đối xử của cha mẹ luôn ảnh hưởng đối với con cái, sẽ là, cho chúng phóng đại nỗi bất hạnh của mình và càng cảm thấy mình trở nên đáng thương hơn.

          Theo tôi thấy, trẻ con cũng khá hiểu chuyện. Vấn đề quan trọng là cha mẹ dẫn dắt ra sao. Nếu trong tâm lý lúc nào cũng sẵn sàng mua đồ cho con thì sẽ tạo cho trẻ thói quen xấu, hình thành một quan niệm bất kể chúng muốn gì sẽ đều được đáp ứng và thoả mãn. Trách nhiệm của cha mẹ là thoả mãn nhu cầu của chúng.

          Có một lần, tôi đi cùng con gái trên đường, qua một cửa hàng văn phòng phẩm, con gái tôi đã bị thu hút bởi một chiếc bút chì màu rất đẹp. Sau khi xem lại, nó không muốn bỏ xuống.

          - Nó nói với tôi: “Mẹ, con muốn mua chiếc bút này”.

          - Tôi hỏi nó: “Vì sao con lại muốn mua”.

          - Nó trả lời: “Vì chiếc bút nảy rất đẹp”.

          - Không phải con đã có một bộ để dùng rồi sao?

          - Đấy là từ 2 tháng trước rồi, đã cũ lắm rồi ạ.

          - Cái gì? Mới 2 tháng đã cũ rồi? Mẹ nghe nói có một hoạ sĩ vĩ đại đã dùng chiếc bút chì của mình đến 10 năm cũng không nỡ bỏ. Hơn nữa, bút vẽ có là được rồi.

          - Con gái tôi phẫn nộ: “Mẹ thật keo kiệt.”

          - Tôi liền bảo: “Mẹ không cho rằng tiết kiệm là keo kiệt, tiết kiệm là điều nên làm, tiền dành dụm được là dùng để mua những thứ cần thiết khác”.

          Trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhặt, tôi cũng phải dạy cho con biết giá trị của điều đó, để từ đó tạo cho con những thói quen tốt. Bất luận là trong những tháng ngày vất vả hay sung túc cũng đều nên tiết kiệm. Nhìn từ phương điện nhỏ nhất, vì kinh tế gia đình phải biết tiết kiệm. Cao hơn nữa là vì một thế hệ sau này với đức tính tiết kiệm đáng quý.

          Tôi cho rằng, nên dạy trẻ biết cách tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ. Có nhiều bậc phụ huynh rất tiết kiệm nhưng lại không biết dạy con cái biết tiết kiệm, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của chúng. Tuy đây là cách thể hiện tình yêu con nhưng không phải một tình yêu sáng suốt. Tôi nói ở đây không phải là những gia đình nghèo khó mà là những gia đình có điều kiện. Những đứa trẻ lãng phí quá nhiều tiền bạc. Như vậy không chỉ lãng phí của cải trong gia đình mà còn lãng phí nguồn tài nguyên chung của nhân loại.

          Tôi thường nói với con gái: “Phải tiết kiệm, không được tuỳ tiện lãng phí. Bởi vì, tất cả mọi thức đều không dễ dàng có được”.

 

          Qua câu chuyện của Stfuren, chúng ta thấy rằng nên giáo dục đức tính tiết kiệm cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tiết kiệm không có nghĩa là ôm khư khư tiền của nhà mình mà là phải biết tiêu tiền đúng chỗ, đúng cách. Đây không chỉ là cách quản lý tiền bạc đúng đắn mà còn là một đức tính cao đẹp.

 

Anh Sơn tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)