Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 24/08/2017 03:46
Công tác lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước trong hoạt động xuất bản hiện nay

 Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hoạt động xuất bản sách đã tạo ra không khí đồng thuận, tạo dư luận xã hội có lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước.

 

Thông qua sách xuất bản tuyên truyền chủ trương, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tuyên truyền những mô hình tiêu biểu thực hiện nhiệm vụ chính trị; giải thích, cổ vũ, tạo dư luận xã hội đồng thuận cho các phong trào chính trị. Xuất bản là công cụ giáo dục ý thức tự giác cho quần chúng nhân dân, góp phần cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội; phổ biến đường lối, chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; nâng cao kiến thức của nhân dân về chính trị, lý luận và pháp luật, phục vụ sự nghiệp đổi mới và nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xuất bản là công cụ đấu tranh trực tiếp chống lại các tư tưởng chính trị phản động, thù địch trong và ngoài nước. Xuất bản là công cụ tuyên truyền đường lối chính trị đối ngoại của Đảng và Nhà nước nhằm quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển năng động, giàu tiềm năng hợp tác và là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; tăng cường thông tin về Việt Nam giúp nhân dân thế giwois và người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, về đất nước, con người Việt Nam; cung cấp thông tin chính thống nhằm phản bác các thông tin sai trái về Việt Nam.

Trong những năm gần đây, nhằm tổ chức và quản lý hoạt động xuất bản có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các văn bản có tính chất định hướng, chỉ đạo cụ thể sát sao công tác báo chí xuất bản nhằm đinh hướng phát triển hoạt động xuất bản: Sự nghiệp xuất bản là một lĩnh vực hoạt động tư tưởng sắc bén của Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một bộ phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiệm vụ tích lũy và truyền bá các giá trị tinh thần, góp phần nâng cao dân trí, phát triển văn hóa, xây dựng nền tảng tư tưởng, thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và khoa học của xã hội; xây dựng đạo đức, lối sống và phát triển toàn diện nhân cách con người Việt nam; góp phần đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành xã hôi học tập. Hoạt động xuất bản phải chăm lo bảo vệ, khẳng định và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và đấu tranh không khoan nhượng với các quan điểm sai trái, lạc hậu. Hoạt động xuất bản phải coi trọng việc phục vụ nhiệm vụ chính trị, tư tưởng, đáp ứng nhu cầu đọc của nhân dân, đồng thời phải thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, xây dựng ngành xuất bản thành một ngành kinh tế - công nghệ phát triển toàn diện, vững chắc. Cần xây dựng những chính sách và cơ chế phù hợp để xuất bản hoạt động có hiệu quả trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước ta tác động đến hoạt động xuất bản, tạo động lực kích thích hoạt động xuất bản sách phát triển. Nhà nước đầu tư, tài trợ cho các hoạt động xuất bản, các loại sách quan trọng phục vụ công tác chính trị, tư tưởng và đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Nhà nước là khách hàng quan trọng nhất, chủ yếu nhất đốivới những sản phẩm khoa học cơ bản, những công trình nghiên cứu, những xuất bản phẩm quan trọng, cơ bản. Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, Nhà nước ta không thể bao cấp hoàn toàn cho hoạt động xuất bản. Điều đó có thể làm cho hoạt động xuất bản trì trệ,  không có động lực và không tận dụng được mọi tiềm năng để phát triển. Song, cũng không phó mặc cho cơ chế thị trường điều tiết hoạt động xuất bản, mà phải dùng chính sách tác động vào thị trường, tạo ra thị trường lành mạnh, phong phú cho hoạt động xuất bản, thông qua các chính sách cụ thể. Đó là các chính sách đầu tư bao gồm việc cấp vốn, đặt hàng của Nhà nước, trợ giá cho các khâu hoạt động xuất bản và cho hệ thống thư viện. Đối với các loại sách lý luận chính trị, sách dành cho đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa, sách dành cho người khiếm thị thì đây là một vấn đề có ý nghĩa hết sức  quan trọng; chính sách thuế gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế các khâu xuất bản, thuế các vật liệu xuất abnr sách, thuế xuất khẩu và nhập khẩu các loại xuất bản phẩm và vật tư cho xuất bản…; chính sách giá cả gồm giá sách, giá vật tư cho xuất bản… Ngoài ra các chính sách về tài chính, chế dộ nhuận bút, chế độ lương cho cán bộ ngành xuất bản, chính sách đánh giá lao động xuất bản, nhất là lao động biên tập sách là một nghề đặc biệt…, cũng có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất bản và thị trường sách.

Xuất bản với vai trò là trung tâm của hệ thống giáo dục chính trị, trung tâm đào tạo và nuôi dưỡng một nền trí tuệ độc lập của mỗi quốc gia, thế nên, mỗi khi có biến động của đời sống chính trị đều ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động xuất bản sách. Chính sách chính trị thay đổi làm thay đổi cơ chế cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuát bản. Đời sống chính trị ổn định, kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện, nhu cầu văn hóa đọc tăng cao, xuất bản có điều kiện phát triển. Mặt khác, nếu việc thay đổi chính sách làm cho sự thâm nhập của xuất bản phẩm nước ngoài có thể làm cho xuất bản trong nước không phát triển, thậm chí đi lệch hướng.


Trần Duy tổng hợp

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)