Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ sáu, 11/01/2019 09:55
Vài nét về lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam qua những nhà nhiếp ảnh Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

 

Có thể nói rằng lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX khi những nhà nhiếp ảnh Pháp mang nặng đầu óc thực dân đến nước ta. N hững bức ảnh của họ lúc bấy giờ nhằm phục vụ cho việc chinh phục thuộc địa của thực dân Pháp. Tuy vậy, với kĩ thuật chụp ảnh, in tráng, phóng ảnh tốt của họ, ta không thể phủ nhận chúng trở thành kho tư liệu tốt để khám phá, tìm hiểu về con người, đất nước Việt Nam thời bấy giờ.

 

Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam không nằm ngoài những trang đau thương gắn liền với vận mệnh lịch sử dân tộc. Năm 1859, tàu chiến Pháp nổ súng tấn công cảng Đà Nẵng. Năm 1862, chúng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Năm 1865, chúng chiếm toàn bộ các tỉnh còn lại của Nam Kỳ. Năm 1882, tàu chiến Pháp từ sông Hồng pháo kích dữ dội vào cửa Bắc, đồng thời bộ binh Pháp tấn công ồ ạt vào cửa Đông và cửa Tây.

 

Hà Nội thất thủ, triều đình Nguyễn đầu hàng, cam chịu làm nô lệ cho ngoại bang. Nỗi đau mất nước đã thấm sâu vào xương tủy các sỹ phu yêu nước, các nhà cách mạng Việt Nam đương thời.

 

Vào bối cảnh ấy, Châu Âu đã phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh. Viện sỹ Arago, Viện hàn lâm Khoa học Pháp công bố phương pháp làm ảnh của Daguèrre vào ngày 19/8/1839.

 

Và như vậy, khi quân viễn chinh Pháp sang xâm lược Đông Dương, những kỹ thuật chụp ảnh cũng được mang theo để làm công cụ cho việc nghiên cứu và chinh phục thuộc địa. Một trong những bộ ảnh tiêu biểu thời đó là hồi ký “Xứ Bắc Kỳ cổ xưa” của của đại úy hải quân Duboa. Tập hồi kỹ đã lưu giữ nhiều hình ảnh về cuộc sống và con người Việt Nam thời kỳ đó.

 

Một bức ảnh hiện còn trưng bày tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Pháp có tên “Đồn binh xứ Đàng Trong Nay Non” (pháp đài Nay Non của xứ Đàng trong) là bằng chứng cho thấy trước khi kỹ thuật nhiếp ảnh chính thức vào Việt Nam thì người Pháp đã chụp ảnh tại Việt Nam. Bức ảnh do Jules Itier chụp năm 1845, khi ông tháp tùng phái bộ ngoại giao Pháp do De lagrene dẫn đầu đến Trung Hoa ký Hiệp ước Hoàng Phố. Trên đường trở về bằng tàu buồm Victorierse, ông được lệnh chuyển sang tàu L`Alemène, do thuyền trưởng Founier du Plan chỉ huy, ghé bến Tiên Sa, Đà Nẵng.

 

Jules Itier (1805-1877), là thanh tra ngành thương chính, trong lúc lưu lại ở Đà Nẵng, đã chụp những bức ảnh đầu tiên về Việt Nam. Trong tập hồi ký của mình, Itier viết: “Trong khi mọi người đứng trên boong tàu, chờ đón giáo sỹ, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh và tiến tới chân đồn binh Non Nay. Khi tôi đặt chân lên đất, cũng là lúc người ta kéo lá cờ hiệu khởi hành lên nóc cột chiến hạm, tiếp đó là một phát đại bác nổ vang, ra lệnh nhổ neo. Vài phút có thể làm thay đổi vận mệnh đời tôi. Xin Thượng đế phù hộ! Cầu cho hai tấm phim đã chụp, đạt được kết quả. Đó là bến cảng Đà Nẵng… Tất cả quang cảnh đã được thu vào ống kính một cách trung thực, ngoại trừ cảm xúc của tác giả, các bạn đọc ơi, hãy gắng đoán hiểu tâm tư của tôi…”.

 

Charles Edouard Hocquard, một sỹ quan quân y, của quân đội Pháp xâm lược, là người rất say mê chụp ảnh, đi đâu ông cũng mang theo máy ảnh, nên ông còn được cấp chỉ huy giao nhiệm vụ chụp ảnh địa hình. . Nhờ vậy bộ sưu tập ảnh chụp về Việt Nam của ông khá phong phú. Năm 1885, ông đã gửi 217 ảnh tới triển lãm quốc tế ở Anves và đã đoạt được huy chương vàng.

 

Năm 1883, nhà nhiếp ảnh Dieulefils người Pháp nhập ngũ và được điều sang xứ Bắc Kỳ, Việt Nam vào năm 1885. Sau khi xuất ngũ, ông lấy vợ và sinh sống tại Hà Nội, làm nghề chụp ảnh. Năm 1890, ông mở hiệu ảnh ở Hàng Trống. Những bưu ảnh sinh động của ông là một tư liệu quý giá giúp chúng ta ngày nay có thể thấy rõ cảnh quan đất nước và sinh hoạt của người Việt Nam lúc bấy giờ.

 

Đặc biệt,  bộ sưu tập với  tên gọi  “Hồ sơ của hành tinh” của nhà nhiếp ảnh nổi danh Albert Kahn (1806-1940, dùng phim kính Autochrome cũng góp phần không nhỏ trong kho tàng ảnh Việt Nam đương thời.

 

Một trong những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng của Hiệp hội Nhiếp ảnh Albert Kahn là Leon Busy. Ông sinh năm 1874, tham gia quân đội thuộc địa năm 1889, là trung uý hậu cần đóng quân ở Hà Nội. Tại đây, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, ông say mê chụp ảnh và đi khắp xứ Bắc Kỳ. Từ năm 1925 đến năm 1920, Leon Busy đã chụp được khoảng 1.700 bức ảnh về Bắc Việt Nam và đoạt được nhiều giải thưởng nhiếp ảnh của nước Pháp và quốc tế.

 

Năm 1865, khi thực dân Pháp chiếm xong các tỉnh Nam Kỳ, nhiều nhà nhiếp ảnh Pháp như Nadal đã mở hiệu ảnh ở đường Lê Lợi quận I ngày nay. Để sử dụng được nhiều ảnh, Nadal mở nhà xuất bản, in bưu ảnh và cung cấp ảnh cho báo chí.

 

Để tìm hiểu rõ hơn về những hình ảnh tư liệu này, bạn đọc có thể tìm cuốn sách “Hình ảnh Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX” (Tên tiếng Anh: Images of Hanoi in the late 19th and early 20th centuries) do Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn và ấn hành. Với khoảng trên dưới 400 bức ảnh tư liệu trong cuốn sách, có thể nói rằng, bên cạnh những bức ảnh của các nhiếp ảnh gia Việt Nam, nhiếp ảnh Pháp đã góp phần không nhỏ vào hình ảnh tư liệu của nước ta giai đoạn cuối thể kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

 

Kha Anh 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)