Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 21/11/2019 08:23
Người phụ nữ với vai trò nội tướng trong gia đình

Lịch sử Thăng Long -  Hà Nội đã tồn tại hơn 1000 năm, nhưng điều rất dễ nhận ra  là phụ nữ được ghi chép rất ít. Vấn đề không phải họ không tồn tại hay không có đóng góp gì cho mảnh đất này mà là ở cách cầm bút đương thời mang sẵn tư tưởng bất bình đẳng giới. Khi mà “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, thì chỉ có phụ nữ nào tài giỏi lắm mới được vài chữ. Đây là một khó khăn lớn đối với TS Nguyễn Ngọc Mai trong quá trình nghiên cứu cuốn Phụ nữ Thăng Long - Hà Nội” thuộc Dự án Tủ sách ngàn năm văn hiến giai đoạn II, do nhà xuất bản Hà Nội ấn hành.

 Vai  trò nội tướng của người phụ nữ trong gia đình trước hết và đầu tiên là đảm nhận chức năng làm kinh tế thay chồng. Với vị trí có nhiều thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên và con người. Việt Nam luôn là địa điểm rình rập của nhiều nước trong chiến tranh đàn ông phải đi phu đi lính. 

Nhiều ca dao đã ghi rất rõ hiện tượng này:

“Lính vua, lính chúa, lính làng/Vua quan bắt lính lên chàng phải đi”

Hòa bình lập lại thì thi nhau đi thi làm quan. Gánh nặng đè lên vai người phụ nữ dù muốn hay không người phụ nữ phải gánh vác lo liệu kinh tế cho gia đình.

Lo kinh tế cho những miệng ăn trong gia đình đã đành.  Nêu chẳng may người chồng ốm đau không đi phu, đi lính được, người phụ nữ còn phải lo đóng thuế cho chồng lo đối nội đối ngoại.

“Thuế đò, thuế chợ, thuế xia/ Bây giờ Tây bắt đóng thì thuế đinh”.

Để cho thấy thời kỳ chống Pháp ở à Nội xuất hiện rất nhiều loại thuế, người dân phải chịu nhiều tầng áp bức bóc lột dã man . Trong hoàn  cảnh ấy người phụ nữ Hà Nội lặng lẽ không một phàn nàn một câu. Cùng lắm trong ý nghĩ chỉ biết chấp nhận luôn âm thầm cũng không dám nói cho biết sợ mang tiếng. Để từ đó cho thấy dù trong hoàn cảnh khó khăn người vợ vừa phải lo kinh tế mà vẫn không chia sẻ vai trò nội tướng trong gia đình. Hiện tượng nay xảy ra phổ biến ở cả quý tộc và thường dân.

Nỗi lo thường trực, quán xuyến trong suốt cuộc đời người phụ nữ xưa, dẫu muốn hay không, dù có thể đảm đương hay không thì người phụ nữ vẫn cứ phải đảm nhận và gồng mình gánh vác. Với vai trò làm con, làm vợ, làm mẹ trong gia đình cả cuộc đời người phụ nữ xưa thật nặng nề, bề bộn với đủ mọi trách nhiệm và nghĩa vụ ràng buộc đòi hỏi họ phải hoàn thành. Người phụ nữ thế kỷ trước phải chéo chống, phải căng ra và chịu đựng, thậm chí phải chấp nhận nợ nần nhưng rõ ràng họ vẫn có cách ứng xử rất riêng. Trong hoàn cảnh cụ thể Thăng Long - Hà Nội vùng đất của học hành thi cử, vùng đất chốn ăn chốn chơi, cũng là vùng đất vừa đóng vừa mở. Đóng vì tập trung quyền lực thẩm quyền của người đàn ông, mở bởi vì nó thường xuyên tiếp xúc và giao lưu tiếp biến với bên ngoài. Đảm đang, tháo vát nhưng không chanh chua, lèo lá mà vẫn rất nền nếp, thanh nhã và cũng rất ưa chuộng cái mới, nhạy bén với cái mới, dám sống mạnh mẽ.

Đảm đang giỏi xoay sở cũng là một đặc tính của phụ nữ Hà Nội, cứ xen cách người phụ nữ Hà Nội tổ chức cuộc sống cho gia đình mình trong những thời kỳ khó khăn của xã hội là thấy rất rõ thế mạnh này của họ.

Một điểm khác của phụ nữ Thăng Long - Hà Nội là không vì những vất vả, lo toan mà họ trở nên vụn vặt bon chen hay khô khan, chai sạn họ vẫn rất thơ mộng đẹp dịu dàng từ lời ăn tiếng nói thanh nhã lãng mạn, tình tứ và thắm thiết trong tình yêu, tình cảm và thủy chung son sắt với người mình yêu thương. Hãy nắng nghe những người phụ nữ Hà Nội xưa vừa lao động vừa bộc lộ lòng mình.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Phụ nữ Hà Nội ngày nay vẫn tiếp tục tiếp nối những giá trị đẹp của người phụ nữ Hà thành xưa, “vẫn giỏi việc nước đảm việc nhà”. Nhiều người phụ nữ đã trở thành những doanh nhân từ lúc còn rất trẻ. Để có thể hiểu một cách cụ thể mời các bạn tìm đọc để thấy được những vai trò của phụ nữ Hà Nội xưa và nay. 

Đặng Tình

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)