Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 27/11/2019 08:56
Sức sống của làng nghề thủ công Thăng Long - Hà Nội

 Làng nghề thủ công ở Thăng Long - Hà Nội có lịch sử phát triển gắn với nông nghiệp, phần lớn là sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, sử dụng lao động mùa vụ, thời kỳ nông nhàn.

Làng nghề thủ công là một quần thể kinh tế, xã hội, văn hóa có trong một làng; hình thành tồn tại và phát triển tương đối ổn định. Ở đó, có toàn bộ hay phần lớn lao động trong làng làm một hoặc nhiều nghề; sản xuất, chế tác sản phẩm bằng phương pháp thủ công là chính. Tùy theo ngành nghề mà có ngành sử dụng nhiều lao động nữ như thêu ren, làm nón…; có ngành sử dụng nhiều lao động nam như mộc, rèn, cơ kim khí,…. Việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa thời kỳ đầu cũng chủ yếu là thị trường trong nước, thậm chí là thị trường địa phương của vùng đồng bằng sông Hồng và phụ cận. Vùng đồng bằng sông Hồng đông dân cư, lại dựa trên nền nông nghiệp lúa nước, tự cấp, tự túc thì điều đó là môi trường tốt cho các làng nghề thủ công phát triển. Thăng Long - Hà Nội là đất kinh kỳ, ngàn năm văn vật nên có thị trường lớn, lại có nhiều trí thức, nho sĩ xuất thân từ vùng đất này, làm quan, đi sứ rồi học được nhiều nghề ở các nơi khác đem về truyền dạy cho dân làng, trở thành Tổ nghề.

Làng nghề thủ công truyền thống thường phát tích từ các làng cổ; nghĩa là làng cổ thường có trước, nghề thủ công truyền thống có sau; ở đó có nhiều làng nghề còn lưu giữ được những nét văn hóa cổ rất giá trị với những công trình kiến trúc độc đáo như: đình, chùa, đền miếu, nhà cổ đặc sắc; có Tổ nghề truyền dạy. Lịch sử phát triển các làng nghề thủ công truyền thống của Thăng Long - Hà Nội đã cho thấy: sự độc quyền, giữ bí mật, bí quyết nghề nghiệp đã tạo nét đặc sắc, riêng biệt từng sản phẩm của từng nghệ nhân ngay cả trong cùng hộ nghề; sự đa dạng, sinh động và phong phú về các loại hình sản phẩm trong làng nghề truyền thống.

Trong các làng nghề thủ công truyền thống của Thăng Long - Hà Nội có thể chia thành 3 nhóm chuyên ngành:

-          Nhóm làng nghề chuyên đi xây dựng các công trình kiến trúc, điêu khắc, tạc tượng,… như: nghề mộc xây dựng cung đình, đền, chùa, miếu; nghề đúc chuông, tạc tượng, sơn, tiện…

-          Nhóm làng nghề chuyên sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phục vụ trong cung cấm, như: cờ, lọng, xiêm y, mũ, áo, lụa, the, gấm... hay hương nhang cho thờ cúng.

-          Nhóm làng nghề chuyên chế biến lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống hàng ngày của người dân, như: bánh, kẹo, gò chả, tương, đậu phụ…

Việc xác định tên làng nghề của làng thường phải gắn với tên làng. Nếu là nghề truyền thống còn tồn tại và phát triển thì lấy nghề đó đặt tên cho nghề của làng. Ví dụ như làng lụa Vạn Phúc, làng gốm Bát Tràng… Nếu làng có nhiều nghề phát triển, thì sản phẩm của nghề nào nổi trội, nổi tiếng nhất thì lấy nghề đó đặt tên cho nghề của làng, như: làng Chàng Sơn nổi tiếng là làng nghề “bách nghệ”, trong đó có nghề mộc và nghề làm quạt, nhưng nghề mộc có từ thời Hùng Vương, sang thời Bắc thuộc thì nổi tiếng nên dân làng lấy tên nghề của làng là làng mộc Chàng Sơ. Trường hợp trong làng có nhiều nghề, chưa phải là làng nghề truyền thống hay chưa có sản phẩm nào nổi tiếng thì tên nghề của làng lấy từ nghề nào có giá trị sản lượng và thu nhập cao nhất đặt tên nghề gắn với tên làng. Việc đặt tên nghề cho làng do cư dân trong làng thống nhất với chính quyền địa phương đề nghị.

Nhìn lại suốt quá trình lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển các làng nghề thủ công của Thăng Long - Hà Nội cho đến nay tuy có những lúc thăng trầm nhưng về tổng thể luôn các làng nghề thủ công của Thăng Long - Hà Nội luôn có sức sống mãnh liệt, rực rỡ và đáng tự hào.

Giai đoạn II của Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giới thiệu mảng đề tài về làng nghề thủ công của Thăng Long - Hà Nội qua cuốn sách Những làng nghề thủ công tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội. Cuốn sách góp thêm tiếng nói khuyến khích các làng nghề thủ công và những người thợ thủ công làng nghề của Hà Nội giữ vững và phát triển nghề của mình.

Anh Duy

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)