Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 27/11/2019 10:35
Sự phát triển của chính sách “ngụ binh ư nông” qua các triều triều đại Lý - Trần - Lê Sơ

 Ra đời từ thời Lý, chính sách “ngụ binh ư nông” đã được  nhà Trần và nhà Lê đã vận dụng phát triển thành công rực rỡ, tạo nên những thành công to lớn của nền văn minh Đại Việt thời Lý, Trần, Lê Sơ. Ngay sau khi được ban hành, chính sách này đã trở thành một trong những sáng tạo của nhà Lý đã gây hiệu ứng mạnh mẽ trong chuỗi các chính sách quân sự của nhà Lý, góp phần  làm nên một vương triều Lý thịnh trị kéo dài và là cơ sở để triều Trần và Lê Sơ phát triển toàn diện chính sách này. Bộ ba cuốn sách lịch sử thuộc tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến Vương triều Lý (1009-1226), Vương triều Trần (1226-1400) và  Vương triều Lê (1428-1527) đã thể hiện được những vấn đề này.

 Sau khi lên ngôi, vua Lý Công Uẩn tiếp tục xây dựng một thể chế nhà nước quân chủ tập quyền. Kế thừa những điểm cốt yếu trong bộ máy quân sự thời Tiền Lê, vua Lý Thái Tổ đã phát triển quân đội ngày càng quy củ và mở rộng hơn. Quân đội bao gồm quân triều đình và quân địa phương ở các châu lộ. Đặc biệt dưới thời nhà Lý đã thực hiện chính sách “Ngụ binh ư nông”, tức là gửi binh lính ở nông thông, cùng sống với nhân dân để xây dựng lực lượng quân đội và phát triển sản xuất. Thực hiện chính sách này phải dựa trên mối quan hệ bền chặt giữa hai tầng lớp là bính lính và nông dân. Dưới thời Lý, xã hội Đại Việt bao gồm hai giai cấp cơ bản là quý tộc và bình dân; binh lính và nông dân cùng trong một giai cấp, có xuất thân từ làng quê người Việt. Những thanh niên khi được sung vào quân lính để lại sau lưng gia đình, người thân, làng quê, khi trở về họ lại là những người nông dân chất phác, sống gắn bó gần gũi với làng quê. Nhà Lý đã tận dụng đặc điểm này để khởi tạo ra chính sách “ngụ binh ư nông”. Như vậy, chính sách “ngụ binh ư nông” có cơ sở xã hội vững chắc xuất phát từ sự gắn bó chặt chẽ trong quan hệ cộng đồng làng xã của làng quê Việt Nam. Tiếp theo nhà Lý, thời Trần, Lê Sơ đã tiếp tục thực hiện chính sách này với mục đích phát triển nông nghiệp và xây dựng lực lực vũ trang gắn bó với nhân dân để bảo vệ đất nước.

Thời Lý, Trần, Lê Sơ vào lúc thái bình, các vị vua trị vì luôn coi trọng sản xuất nông nghiệp, thực hiện nhiều chính sách khuyến nông. Nền kinh tế nông nghiệp cùng lối sống cộng động đã trở thành nền tảng của một quốc gia thống nhất đangtrong giai đoạn phong kiến hóa. Nhà nước giữ quyền tối cao trong xây dựng và điều động quân dội, xây dựng lực lượng vũ trang gồm nhiều thứ quân: quân thường trực, quân địa phương, dân binh. Những yếu tố này đã tạo cơ sở vững chắc cho chính sách “ngụ binh ư nông” hình thành và phát triển.

Vào thời bình chính sách “ngụ binh ư nông” được thực hiện bao gồm hai vấn đền cơ bản là cách thức tuyển binh và phiên cấp quân đội ở địa phương. Chính sách này bao gồm những quy định về “quân biên sổ” và “quân ghi phiên”.

Quân biên sổ là nhân đinh được quản lý theo cách lập sổ hộ tịch. Những nam đinh khoẻ mạnh đến tuổi trưởng thành đều có nghĩa vụ binh dịch, được ghi tên vào cuốn sổ bìa vàng gọi là “sổ hoàng nam”. Hàng năm triều đình theo sổ đó để gọi những nhân đinh đến tuổi sung vào quân ngũ, số còn lại ở nhà sản xuất tham gia dân đinh để sẵn sàng nhập ngũ khi cần thiết. Theo sử sách thì bắt đầu từ năm 1083, vua Lý Nhân Tông duyệt hoàng nam, định làm ba bậc rồi tuyển những người khoẻ mạnh đi lính. Thời Trần, pháp chế quân sự chặt chẽ hơn, những người làm gian lận sổ hộ tịch để che giấu dân đinh sẽ bị phạt rất nặng. Người đảo ngũ có thể bị chặt ngón chân, nghiêm trọng hơn có thể bị xử tội phản quốc. Nhà nước cũng quy định những trường hợp được miễn quân địch như không lấy con trai một, không lấy con quan từ tứ bát phẩm trở lên.

Đối với quân thường trực, nhà nước quy định chế độ “chia phiên”. Khi đất nước hoà bình thì chỉ có cấm quân là phải trực thường xuyên để bảo vệ kinh đô, còn các quân khác thì chia thành phiên, một bộ phận trực tại ngũ, luyện tập và canh phòng, một bộ phận thì trở về sản xuất. Khi có chiến tranh tất cả lại trở lại quân ngũ để chiến đấu. Hàng năm triều đình còn tổ chức duyệt binh đề kiểm tra lực lượng và đề ra kế hoạch chiến đấu trong trường hợp có giặc ngoại xâm. Thời Trần có cuộc duyệt binh lớn nhất Đông Bộ Đầu năm 1284 để chuẩn bị cho cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông lần thứ ba; nhà Lê Sơ duyệt binh và tập luyện tại Tảo Đông năm 1449.  Các sử gia Ngô Sĩ Liên, Ngô Thì Sĩ và Phan Huy chú đánh giá “đây là một chính sách tốt, chế độ hay của thời cận cổ”, “lúc nông nhàn thì luyện tập, lúc vô sự thì làm ruộng, khi có động thì chiểu sổ gọi ra”, cho nên “binh vẫn đủ mà không phải chi phí nhiều, càng thêm hăng hái chống giặc”, “thế nước càng thêm vững mạnh là nhờ vậy.

Trải qua gần năm thế kỷ, chính sách “ngụ binh ư nông” được hình thành từ triều Lý, phát triển rộng rãi dưới triều Trần và được hoàn thiện vào thời Lê Sơ. Chính sách “ngụ binh ư nông” đã giúp nhà nước đảm bảo cân đối giữa quân thường trực và quân dự bị, khi hoà bình vẫn đủ sức canh phòng, thời chiến thì huy động được đông đảo quân số, thực hiện phương trâm “chiến tranh nhân dân”, toàn dân là lính.

Tống Dương

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)