Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ ba, 10/12/2019 09:40
Phan Huy Ôn - Cuộc đời và sự nghiệp văn chương

Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II giới thiệu bộ Tuyển tập dòng văn Phan Huy nhánh Sài Sơn. Bài viết này đề cập đến một trong số tác gia tiêu biểu của Phan gia - Phan Huy Ôn.

 Phan Huy Ôn ( 1755 - 1786) lúc nhỏ húy là Chuẩn, lớn lên húy là Uông, tên chữ là Trọng Dương, hiệu là Nhã Hiên, sau khi đậu Tiến sĩ (năm 1779) mới đổi là Ôn, đổi tên tự là Hòa Phủ, hiệu là Chỉ Am. Ông là con trai thứ ba của cụ Phan Huy Cận, em của Phan Huy Ích. Năm Giáp Ngọ 1774 ông thi Hương đỗ Giải nguyên; đến khoa Kỷ Hợi 1779, thi Hội đỗ thứu 5; năm Giáp Tý 1780 thi Điện đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân , khi đó mới 26 tuồi. Sau đó ông được bổ dụng, từng trải các chức Đốc đồng Sơn Tây, Thái Nguyên, rồi Thiêm sai tri công phiên, Hàn lâm viện thị giảng, được phong tước Mỹ Xuyên hầu.

Về trước tác, Phan Huy Ôn để lại một số tác phẩm có giá trị. Ngoài 2 tập thơ Chỉ Am thi tập, Thần quật thi tập(hiện chưa tìm thấy) và một số bài tựa cho các tập sách (trong đó có bài tựa cho Giới Hiên thi tập của Nguyễn Trung Ngạn), ông còn có Nghệ An tạp ký , các tập đăng khoa lục như Lịch triều đăng khoa bị khảo, Khoa bảng tiêu kỳ và là tác giả của một quyển sách về toán học là Chỉ minh lập thành toán pháp.

Sách Khoa bảng tiêu kỳ chép các sự kỳ lạ trong giới Khoa giáp, hoặc khảo về những vị thi đậu tam nguyên từ khi còn trẻ tuổi, các vị mấy đời đậu đại khoa kế tiếp, ghi chép rõ ràng đầy đủ. Sách Lịch triều đăng khoa bị khảo chép lược truyện các vị đỗ tiến sĩ, xếp theo từng huyện, từng phủ, từng xứ và theo thứ tự các khoa thi trước sau; dưới mỗi tỉnh có kê rõ tổng số người đỗ và tổng số người đỗ ở từng đời, lại chép rõ tiểu truyện từng người đỗ đạt: từ họ, tên, quê quán, năm thi đỗ, lý lịch làm quan, gia thế, sự nghiệp văn chương và năm qua đời. Nhìn chung hai cuốn Khoa bảng tiêu kỳ và Lịch triều đăng khoa bị khảo bổ sung tốt cho nhau, là những tài liệu quý về phương diện sử học. Đặc biệt, Phan Huy Ôn có thiên hướng về toán học và chú trọng tìm hiểu về môn khoa học này, lưu ý tham khảo các sách thời trước để soạn ta Chỉ minh lập thành toán pháp.

Với các trước tác trên, Phan Huy Ôn đã chứng tỏ tư cách một nhà sử học, hơn nữa còn được coi là một nhà toán học có ít nhiều đóng góp ở thời kỳ khoa học tự nhiên Việt Nam thời trung đại còn chưa có thành tựu.

Duy Trần

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)