Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 11/12/2019 09:43
Hà Nội trong bước ngoặc lịch sử Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử của dân tộc Việt, Hà Nội luôn là một đô thị quan trọng, một trung tâm chính trị, kinh tế đầu não từ thời Van Lang Âu Lạc. Nhưng bước ngoặc quan trọng nhất khẳng định vị trí kinh đô của Thăng Long – Hà Nội là mùa thu năm 1010, khi Lý Thái Tổ công bố “Chiếu dời đô”. Theo thăng trầm của thời gian, Thăng Long – Hà Nội trải qua nhiều bể dâu và cũng chứng kiến nhiều bước ngoặc lớn của đất nước, trong đó có Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Vai trò, ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội luôn là đề tài gợi cảm hứng cho rất nhiều nhà nghiên cứu, các nhà sử học và các học giả trong và ngoài nước. Nhưng đi sâu nghiên cứu còn rất nhiều điều thú vị cần làm sáng tỏ và tổng kết, đánh giá toàn diện. Cũng vì lẽ đó cuốn sách Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội do PGS.TS. Nguyễn Đình Lê đã ra mắt trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến.

Mặc dù sự kiện đã lùi xa cách nay 74 năm, nhưng không khí, bối cảnh của Hà Nội qua cuốn sách Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội đã được PGS.TS. Nguyễn Đình Lê phác họa một cách chân thực, sống động. Cuốn sách với 296 trang in, với 4 chương nội dung, tác giả đã dựng lại hình ảnh một Hà Nội vẫn còn giữ nguyên vẹn bộ mặt một sản phẩm của chế độ thực dân thối nát thời chiến. Cả thành phố chìm đắm trong những hoạt động chợ đen. Cuộc sống tính từng ngày. Những chiếc xe chở rác không đủ để đưa những xác chết ra khỏi vùng ngoại ô, đổ xuống những hố chung. Trong khi đó, ở các cửa ô, người đói khắp làng quê vẫn ùn ùn kéo vào. Cũng trong những ngày này, nước các triền sông đều lên to. Cơn “hồng thủy” đã phá vỡ đê điều từ lâu không được bọn thống trị nhòm tới. Sáu tỉnh đồng bằng, vựa thóc của cả miền Bắc bị chìm dưới làn nước trắng. Dịch tả hoành hành. Bao nhiêu tai họa của chế độ thực dân cùng đến một lúc. Cùng với bọn đầu cơ kinh tế, bọn đầu cơ chính trị cũng đua nhau nổi lên. Chúng vừa hô “Việt Nam độc lập”, vừa hô “Đại Nhật Bản vạn tuế”. Thay vào những tên đội xếp Pháp mang dùi cui là những hiến binh Nhật đeo kiếm dài, lệt xệt đi ủng trên các hè phố.

Thắng lợi của Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật vào giữa tháng Tám đã đưa lại cho dân tộc ta một thời cơ lớn. Một sự thay đổi lớn lao trong đời sống dân tộc.

Theo Lời hiệu triệu của Đảng, của lãnh tụ Hồ Chí Minh, cả dân tộc ta từ Bắc chí Nam đã vùng dậy với một sức mạnh như triều dâng, thác đổ. Chỉ trong vài ngày, những vết nhơ nỗi nhục, những khổ đau của chế độ nô lệ đã được quét đi khá nhiều.

Tại Hà Nội, sự hồi sinh của cách mạng thật lạ thường. Hôm trước, cả thành phố còn tê liệt vì nạn đói, vì bệnh dịch, vì sự khủng bố. Hôm sau, tất cả những đường to, ngõ hẻm đã sôi lên. Hàng vạn, hàng vạn con người khéo đi với sức mạnh như những dòng thác… Quần chúng cách mạng đã vượt qua hàng rào sắt, xông vào chiếm Bắc Bộ Phủ. Đồng bào, già, trẻ, gái, trai, lớn, bé đã siết thành đội ngũ, giương cờ Việt Minh, tiến vào vào trước họng đại bác xe tăng Nhật ở trại bảo an binh. Xe tăng, súng máy và lưỡi lê của quân Nhật phải lùi. Bọn Nhật phải trao cho cách mạng toàn bộ kho vũ khí của bảo an binh đóng tại đây. Tin khởi nghĩa thắng lợi ở khắp các địa phương dồn dập bay về.

Các đồng chí Trần Huy Liệu, Nguyễn Lương Bằng, Cù Huy Cận được cử vào Huế. Ngày 30 tháng Tám, cửa Ngọ môn tại hoàng thành mở rộng đón phái đoàn của Cách mạng. Bảo Đại thoái vị trao ấn kiếm để trở thành công dân của một nước tự do. Hàng vạn đồng bào hân hoan chứng kiến những giờ phút cuối cùng của triều Nguyễn.

Sau khi về Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa phiên họp đầu tiên của Thường vụ tại Hà Nội tại Ngôi nhà ở Phố Hàng Ngang, (ngày 26/8). Cách mạng đã thành công ở hầu khắp các tỉnh. Nhưng chính quyền cách mạng trung ương vẫn chưa thành lập. Tình hình trong ngoài rất khẩn trương. Thường vụ nhận thấy phải sớm công bố danh sách Chính phủ lâm thời và tổ chức lễ ra mắt của Chính phủ. Những việc làm này cần làm ngay trước khi quân Tưởng kéo vào (tại Hội nghị Potsdam, cuối tháng 7/1945, Đồng Minh đã quyết định chia Đông Dương thành hai khu vực để tiến vào tước vũ khí của quân đội Nhật. Việc giải giáp quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở vào do quân Anh phụ trách. Từ vĩ tuyến 16 do quân Tưởng chịu trách nhiệm).

Ngày 28/8, danh sách Chính phủ lâm thời (Hồ Chí Minh làm Chủ tịch) được công bố trên các báo chí tại Hà Nội. Thành phần của Chính phủ lâm thời nói lên chủ trương đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân của Mặt trận Việt Minh.

Thường vụ cũng quyết định ngày ra mắt của Chính phủ lâm thời là ngày nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chính thức công bố giành độc lập. Ngoài đường lối chính sách của Chính phủ, phải chuẩn bị cả lời hứa trước nhân dân. Bác và Thường vụ trao đổi về một việc hệ trọng cần bắt tay vào làm ngay: Thảo bản tuyên ngôn Độc lập.

Chiến tranh đã lùi xa, một Thủ đô hoang tàn, đổ nát đã được dựng xây, phát triển, Hà Nội khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới là Thủ đô văn minh, giàu đẹp của đất nước độc lập, hòa bình, thịnh vượng. Cuốn sách Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Hà Nội ra mắt trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến thêm một lần nữa khẳng định giá trị to lớn của cuộc cách mạng đồng thời góp phần vào việc giáo dục lịch sử, truyền thống anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ và nhân dân Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.

Trịnh Dũng

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)