Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 11/12/2019 02:32
Đôi nét về sông Thiên Phù trong tư liệu cổ

Sông Thiên Phù là dòng sông cổ ở phía Tây Bắc Kinh thành Thăng Long. Thiên Phù là chi lưu của sông Hồng vì bắt nguồn từ sông Hồng ở đoạn giữa hai làng Phú Xá (nay thuộc phường Phú Thượng) và làng Nhật Tân (nay thuộc phường Nhật Tân) chảy xuôi qua làng Xuân Đỉnh, Xuân La thì một nhánh chảy vào phía Tây qua Cổ Nhuế hòa dòng với sông Nhuệ, một nhánh chảy xuống phía nam, qua Bái Ân đến vùng Nghĩa Đô hợp lưu với Tô Lịch ở Yên Thái. Khu vực hai con sông gặp nhau nay chính là Chợ Bưởi. Trong cuốn sách Sông hồ Hà Nội, PGS. TS Đặng Văn Bào và các cộng sự đã lần tìm dấu vết con sông này từ các tư liệu cổ.

Sách Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên đầu Thế kỷ XIV có viết: “Thời nhà Đường (723 – 739), Thứ sử Quảng Châu là Lư Ngư lúc ấy đang đô hộ nước ta, đóng quân tại An Điền (khoảng giữa hai Huyện Long Đỗ và Từ Liêm) thấy đất này bằng phẳng rộng rãi, cỏ cây tươi tốt, phía sau có Sông Già La (Sông Thiên Phù) địa thế rất đẹp. Lư Ngư bèn sai lập phủ huyện và lập đền thờ Huyền Nguyên Đế Quân. Một đêm, Lư Ngư nằm mộng, thấy một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống gậy trúc đến bảo rằng: Quán này nên đặt là Khai Nguyên, thôn này cũng đổi là Khai Nguyên. Lư Ngư thức dậy cả sợ bèn theo lời thần mộng đặt lại tên thôn, tên quán và dựng bia xây miếu thờ”.

Trong bản đồ vẽ thành Trung Đô thời Hồng Đức (nửa cuối thế kỷ XV) và một số bản đồ thời Lê Trung hưng vẫn còn thấy sông Thiên Phù. Trong bài minh khắc trên tấm bia đá Vĩnh Tộ ngũ niên (1623) tại làng Võng Thị cũng có câu: Tích hồ khâm giang (Mặt hồ là chiếu, dòng sông là dải áo) để nói lên hình thế hồ Tây và sông Thiên Phù ở vùng này.

Trong bài minh khắc trên tấm bia đá Vĩnh Tộ ngũ niên (1623) tại Làng Võng Thị vùng Bưởi cũng có câu: “Tích hồ khâm giang” (Mặt hồ là chiếu, dòng sông là giải áo) để nói lên hình thế Hồ Tây và Sông Thiên Phù ở vùng này. Vào năm Cảnh Hưng (1747), chúa Trịnh đã ra lệnh chỉ cho Làng Bái Ân được canh tác trên các khoảng ao và ruộng trũng vốn là Sông Thiên Phù lấy hoa lợi phụng sự Thành hoàng. Đó chính là thời dòng Sông Thiên Phù bị lấp.

Như vậy đầu thế kỷ XVII sông Thiên Phù vẫn tồn tại nhưng không rõ nó còn rộng như thời Lý. Tới đầu thế kỷ XX, sông Thiên Phù đã không còn, vết tích chỉ là những ruộng sâu chạy từ Phú Xá xuống Bái Ân, Yên Thái.

Vũ Minh

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)