Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 11/12/2019 03:31
Nguyên phi Ỷ Lan – người phụ nữ tài năng và đức độ dưới triều Lý

Nguyên phi Ỷ Lan là một nhân vật lịch sử và văn hóa nổi tiếng của nước nhà. Tên tuổi và cuộc đời của bà gắn liền với sự nghiệp của hai vị vua triều Là Lý Thánh Tông – chồng bà và Lý Nhâ Tông. Nguyên phi Ỷ Lan cũng chính là một trong những phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử nước ta. Bà từng giúp vua trị nước, mang lại cuộc sống ổn định, ấm no cho người dân. Cùng tiểm hiểu về nhân vật lịch sử này trong cuốn sách Vương triều Lý (1009-1026) và cuốn Danh nhân Thăng Long – Hà Nội. Hai công trình quý giá thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm  văn hiến

 Sách Đại Việt sử ký toàn thư  chép: "Tục truyền, vua (Lý Thánh Tông) cúng khấn cầu tự chưa thấy hiệu nghiệm, mới đi chơi khắp chùa quán. Xa giá đi đến đâu, con trai con gái đổ xô đến xem không ngớt, duy có một người con gái hái dâu cứ đứng tựa trong bụi cỏ lan. Vua trông thấy, gọi đưa vào cung, được vua yêu phong làm Ỷ Lan phu nhân...". Năm 1066, Ỷ Lan phu nhân có mang và sinh ra hoàng tử Càn Đức. Sau đó, vua lập tiểu hoàng tử làm hoàng thái tử, phong Ỷ Lan phu nhân làm Thần phi, đổi tên hương Thổ Lỗi thành hương Siêu Loại, đại xá thiên hạ. Năm 1068, Thần phi sinh thêm con trai nữa và được vua phong làm Nguyên phi, địa vị trong hậu cung chỉ sau Dương hoàng hậu.

Nguyên phi Ỷ Lan nổi tiếng là phụ nữ tài năng và hiểu biết. Ngay khi vào cung, bà không lo chăm nhan sắc mong chiếm được tình yêu của vua mà khổ công học hỏi, nghiền ngẫm thi thư, giúp vua chăm lo việc nước. Một lần vua Lý Thánh Tông bèn hỏi bà về kế trị nước, an dân. Bà đáp: “Thiếp thân nữ nhi, tầm nhìn hạn hẹp nhưng hoàng thượng đã hỏi thì cũng xin có đôi lời. Muốn nước giàu dân mạnh, điều quan trọng là phải biết nghe lời can gián của đấng trung thần. Lời nói ngay nghe chướng tai nhưng có lợi cho việc trị nước giống như thuốc đắng uống vào khó chịu nhưng chữa được bệnh. Điều hệ trọng thứ hai là phải xem quyền hành là thứ đáng sợ. Quyền lực và danh vọng thường làm thay đổi con người". Nguyên phi cũng nhấn mạnh rằng vua phải nhân từ với muôn dân: "Phàm  xoay cái thế thiên hạ ở nhân chứ không phải ở bạo. Hội đủ những điều ấy, nước Đại Việt sẽ hùng cường”.

Tên tuổi của Nguyên phi Ỷ Lann được truyền tụng bắt đầu từ năm 1069, khi đó quân Chiêm Thành quấy rối ở biên giới phía Nam Đại Việt. Trước tình hình nguy cấp đó, để giữ yên bờ cõi, vua Lý Thánh Tông thân chinh dẫn quân đánh giặc và giao lại việc nước cho Nguyên phi Ỷ Lan. Thay mặt vua, Nguyên phi đã giải quyết những công việc chính sự trong triều. Bà không quản ngại khó khăn, vất vả, đến nhiều nơi để hiểu được đời sống của muôn dân. Đi đến đâu bà cũng thấy người dân đói kém, mất mùa phải tha hương cầu thực rất cực khổ. Sau khi dò hỏi, bà nghi ngờ quan lại địa phương ăn chặn phần gạo phát chẩn của triều đình, bèn sai người tìm hiểu.

Cận vệ bẩm báo trong vùng có phú hào là bà con thân thích của phủ nha, chúng thao túng lượng lớn gạo trong vùng rồi bán với giá cắt cổ. Chúng cũng thu mua, tích trữ gạo phát chẩn của phủ nha và triều đình. Nguyên phi giận dữ, quyết tâm trừng trị tham quan ô lại, cường hào ác bá. Bọn chúng không những tham tiền của mà còn giết người không ghê tay. Bà đã bày mưu tính kế để bắt thẳng tay tận mặt bọn quan tham và đem về kinh xử án.

Thời gian ấy vua Lý Thánh Tông vẫn chưa đánh thắng quân giặc Chiêm Thành bèn rút quân trở về. Khi đi qua châu Cự Liêm nghe người dân khen bà giữ vai trò quốc giám khiến cho đất nước yên bình. Vua bèn nghĩ: “Đàn bà trị nước còn thế mà mình đi đánh Chiêm Thành không thành công, chẳng hóa ra hèn lắm”. Vua Lý Thánh Tông quyết đem quân quay lại đánh Chiêm Thành và bắt được Chế Củ, buộc vua Chăm cắt ba châu Đại Lý, Ma Linh, Bố Chính cho Đại việt. Chính tấm lòng và hậu phương vững chắc của Nguyên phi Ỷ Lan đã giúp vua Lý Thánh Tông yên tâm, quyết chí đánh giặc.

Năm 1072, vua Lý Thánh Tông mất, thái tử Lý Càn Đức lên ngôi vua khi mới 7 tuổi, Nguyên Phi đã cùng các vị quan trong triều đảm trách nhiệm vụ nặng nề, giữ cho quốc thái dân an. Dưới sự hỗ  trợ của Nguyên phi Ỷ Lan cùng các triều thần, Lý Nhân Tông  đã trở thành một ông vua tài năng và đức độ, ông cũng là vị vua lập nhiều chiến công hiển hách nhất của nhà Lý. Ông đã cùng Lý Thường Kiệt đánh bại quân Tống năm 1076 để giữ nguyên bờ cõi. Dưới thời Lý Nhân Tông, đất nước yên bình, nhân dân no ấm, bang giao hữu hảo

Là một người phụ nữ tài năng, đức độ, Nguyên phi Ỷ Lan đã phò chồng, trợ con trong việc xây dựng và ổn định đất nước. Không chỉ vậy  bà cò là một người am tường đạo Phật, bà cho xây dựng nhiều chùa chiền, luận giải kinh kệ. Về già, Nguyên phi Ỷ Lan càng để tâm làm việc thiện, xây chùa và nghiên cứu về đạo Phật. Tính đến năm (1115), bà đã cho xây cất 150 chùa, đền, trong đó có chùa Từ Phúc ở quê hương (Dương Xá, Gia Lâm).

Hơn một nghìn năm lịch sử, Nguyên phi Ỷ Lan vẫn luôn là hình ảnh tiêu biểu cho những đức tính cao quý của dân tộc Việt Nam nói chung, người nữ nói riêng. Đó là sự can đảm, thông minh, đức độ, nhân ái và sẵn sàng hy sinh cho chồng, cho con và cho đất nước.

Thiên Bảo

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)