Khái quát về gia đình trong cuốn “ Gia đình - Thăng Long Hà Nội
Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu cũng đã từng nói rằng “Gia đình là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi con người ta sinh ra và lớn lên, là nơi nuôi dưỡng các thế hệ về cả thể chất, trí tuệ lẫn đạo đức, nhân cách để hội nhập vào cuộc sống cộng đồng - xã hội và hơn nữa là trở thành những con người lương thiện, sống có ích, có nghĩa, có tình. Bởi vậy, gia đình có vị trí đặc biệt quan trọng và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, những chủ đề nghiên cứu về gia đình luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều quan điểm về gia đình. Tùy theo phương pháp và cách tiếp cận, người ta có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về gia đình. Cuốn sách “Gia đình Thăng Long – Hà Nội” cuả tác giả Ngọc Mai sẽ giúp chúng ta có khái niệm tổng quát,đầy đủ nhất về gia đình trong hơn 1000 năm qua.
Từ góc độ xã hội học tác giả cho rằng: Gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt liên kết con người lại với nhau nhằm thực hiện việc duy trì nòi giống và chăm sóc con cái. Gia đình có tính hai mặt: Một mặt gia đình là tổ ấm, là nơi trú ngụ của con người, là nơi có các mối quan hệ đặc biệt (vợ chồng) hoặc ruột thịt, là nơi con người sống nhiều nhất trong cuộc đời mình. Mặt khác, gia đình là một thiết chế xã hội hay gọi cách khác là tế bào đặc biệt của xã hội vì vậy nó mang trong mình đầy đủ các mâu thuẫn, khủng khoảng, xung đột của xã hội. Vì vậy: Gia đình không chỉ là tổ ấm mà còn là nơi tập hợp những mâu thuẫn lớn và đấu tranh.
Ánh Tuyết