Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ năm, 12/12/2019 09:03
Vai trò của Tổ nghề và nghệ nhân đối với việc hình thành và phát triển làng nghề trong cuốn “Những làng nghề thủ công tiêu biểu của Thăng Long Hà Nội”

 Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề truyền thống đạt 03 tiêu chí:

- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hoá dân tộc;

- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề;

Sản phẩm của các nghề truyền thống được nhìn nhận, đánh giá từ nhiều góc độ của kinh tế xã hội với những giá trị hết sức to lớn và độc đáo. Cũng cần nhận thấy rằng ở thời đại của công nghệ tin học và công nghệ cao khác ngày nay dẫu có phát triển tới đâu cũng không thay thế được sự sáng tạo của các nghệ nhân, nghề truyền thống và giá trị của nhiều nghề truyền thống vẫn còn mãi với thời gian. Chính vì vậy một yếu tố không thể thiều được trong việc hình thành và phát triển làng nghề đó là vai trò của Tổ nghề và nghệ nhân.

Tổ nghề của làng là người đầu tiên đưa nghề về truyền dạy cho họ tộc, dân làng, hình thành và phát triển thành nghề, trong làng có công ăn việc ăn, có thu nhập  chính trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, được dân làng tôn vinh kính trọng. tổ nghề có thể được nhiều làng nghề suy tôn, thờ cúng, được dân làng ghi công , truyền tụng. Tổ nghề có thể là người địa phương hay từ nơi khác. Họ thường xuất thân từ giai cấp thượng lưu, có học, sinh thời làm quan, trong thời gian đi sứ học được nghề mang về làng truyền dạy lại, cũng có nhiều Tổ nghề là người làng đi làm thuê rồi học nghề về truyền dạy lại ở làng….Dù xuất phát ở đâu nhưng Tổ nghề thực sự là người có công lớn, là nhân tố không thể thiếu cho việc tạo lập làng nghề thủ công truyền thống ở Thăng Long Hà Nội.

Thể hiện lòng tri ân, đạo hiếu với những vị Tổ nghề của người Việt, tục thờ Tổ nghề là truyền thống tốt đẹp ở các làng nghề Việt Nam, thể hiện sự biết ơn những vị sáng lập, mở mang tri thức ngành nghề cho dân làng.  Việc thờ phụng Tổ nghề, người ta mong cho ngành nghề phát triển, cuộc sống sung túc, ấm no, hạnh phúc. Mỗi năm, tại các làng nghề đều có ngày giỗ Tổ nghề để tôn vinh, tạ ơn Tổ nghề.

Nghệ nhân là người có tay nghề cao vượt trội trong số các thợ lành nghề chuyên nghiệp họ được tín nhiệm, suy tôn; có bí quyết để tạo ra sản phẩm đặc sắc đặc trưng cho hộ nghề, từ đó mang lại tiếng tăm cho làng nghề.  Một làng nghề có thể có một hay nhiều nghệ nhân và nghệ nhân đã được Nhà nước cấp chứng chỉ công nhận.  Nghệ nhân và thợ lành nghề có thể là người trong làng hay từ nơi khác đến, giữ vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề.

Việt Nam nói chung và Thăng Long - Hà Nội nói riêng có rất nhiều làng nghề truyền thống, đặc biệt là những làng nghề đã gây tiếng vang trên thế giới. Suốt hàng nghìn năm, các làng nghề đã thể hiện các giá trị văn hóa lâu bền, được gìn giữ và phát triển. Sự đóng góp của các nghệ nhân, những người có vốn kỹ năng và trình độ được đúc rút cả cuộc đời là vô cùng quan trọng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay đặt ra nhiều thách thức cho các làng nghề. Trong đó, quan trọng hơn cả là việc làm thế nào phát huy được nguồn lực nghệ nhân - linh hồn của các làng nghề Việt Nam. Trước hết là sự ghi nhận, biểu dương và tôn vinh công lao đóng góp của các Nghệ nhân đã và đang cống hiến tài năng, sức lực cho việc khôi phục, duy trì, sáng tạo và phát các làng nghề truyền thống Việt Nam. Nhiều nghệ nhân đã được công nhận và tôn vinh.  Đây là hoạt động xã hội không chỉ có ý nghĩa động viên kịp thời về mặt tinh thần cho các nghệ nhân, thợ giỏi mà còn góp phần cổ vũ những cống hiến, đóng góp của các nghệ nhân đối với quê hương mình đang sống. Tiếp theo là trách nhiệm, là ý trí sự nỗ lực giữ nghề của người dân của các nghệ nhân ở các làng nghề, là các chủ trương chính sách và giải pháp hữu hiệu của Nhà nước. Nghệ nhân - những người giữ hồn nghề, hồn làng, những "báu vật" giúp cho làng nghề tồn tại và phát triển. Họ chính là linh hồn của làng nghề, là báu vật sống nắm giữ tinh hoa truyền thống. Chính làng nghề của "đất nước làng nghề Việt Nam" đã nuôi sống con người và làm nên trình độ kinh tế cũng như những giá trị độc đáo về tinh thần của nước ta.                                                                                                                                                                                                                              

  Ánh Tuyết

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)