Các chức năng của gia hướng đến những giá trị tốt đẹp bền vững.
Chức năng kinh tế: Đây cũng là chức năng cơ bản của gia đình vì nó tạo ra cơ sở vật chất để gia đình tồn tại và phát triển. Tác giả cho rằng gia đình là một đơn vị kinh tế độc lập. Nó bao gồm ba hoạt động: kiếm sống, thu nhập và tiêu dùng. Nó vừa là nguồn cung cấp lực lượng lao động có chất lượng và cung cấp của cải cho xã hội. Hơn thế nữa nó cũng là đơn vị tiêu dùng chủ yếu các sản phẩm do nền kinh tế sản xuất ra, do vậy nó là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự phát triển của kinh tế. Chức năng kinh tế của gia đình không phải chỉ của riêng gia đình mà nó còn đóng góp vào sự phát tiển của xã hội. Gia đình tham gia vào vào các quá trình phát triển kinh teeescuar xã hội từ sản xuất, phân phối đêns trao đổi, tiêu dùng.
Chức năng giáo dục, xã hội hóa: Theo số liệu thống kê ngày nay các gia đình Việt Nam dành khoảng 30% đến 50% chi phí từ nguồn thu nhập của gia đình cho giáo dục. Điều này chứng tỏ giáo dục- xã hội hóa là vô cùng quan trọng đối với gia đình. Theo lý thuyết gia đình là “tế bào của xã hội, là yếu tố đầu tiên và cơ bản của quá trình giáo dục”. Gia đình là nơi đại bộ phận trẻ em được người lớn thường xuyên giáo dục: “Dạy con từ thưở còn thơ”. Trong môi trường gia đình, trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, lối sống và đặc biệt là nhân sinh quan. Các bậc phụ huynh, nhất là các bà, các mẹ có ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của đứa trẻ: Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà. Có thể coi gia đình là một xã hội thu nhỏ. Mỗi thành viên là một tính cách. Việc va chạm các tính cách khác nhau trong một gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên để trẻ em học cách hoà hợp với cộng đồng.
Chức năng văn hóa: Gia đình là nơi bảo lưu truyền thống văn hóa của dân tộc. Những phong tục tập quán của cộng đồng làng xã được thực hiện chủ yếu trong gia đình. Việt Nam là nước có truyền thống cộng đồng sâu sắc vì vậy văn hóa gia đình được phản ánh trong văn hóa cộng đồng và ngược lại văn hóa cộng đồng phản ánh văn hóa gia đình. Chức năng văn hóa của gia đình rất phong phú và là chức năng không thể thiếu được trong mỗi gia đình, nó không chỉ tạo ra nét đặc thù riêng của gia đình mà còn đóng góp vào nền văn hóa chung của cộng đồng, đất nước.
Chức năng chính trị: Gia đình cũng là đơn vị duy trì và bảo vệ thành quả của chính sách, pháp luật của đất nước. Gia đình cũng là đơn vị đóng góp, phản biện và kiểm saots việc thực hiện các chính sách, pháp luật của nhà nước. Chính trị là phục vụ con người vì vậy chính sách pháp luật tác động sâu sắc đến cuộc sống, phúc lợi va an ninh của các thành viên trong gia đình.
Chức năng tinh thần, tình cảm. Cuốn sách đã đề cao vai trò của các giá trị đạo đức và các giá trị đó chi phối hầu hết các mối quan hệ của gia đình. Sự thương yêu, chăm sóc con cái hết lòng của cha mẹ đối với con cái, sự hiếu thảo của con cái với cha mẹ; sự gắn bó và yêu thương nhau giữa anh chị em, sự thuỷ chung, hoà thuận trong tình nghĩa vợ chồng. Nhờ vào quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình yêu thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân bằng tâm lý, giải tỏa ức chế... từ các quan hệ xã hội. Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, dịu ngọt và ấm áp “Tổ ấm” như tác giả đã viết. Trong gia đình người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan, truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính, vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau... Ở đó, mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương từ khoảng sân, mái nhà, chiếc giường... đến những quan hệ họ hàng thân thiết. Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dòng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và có sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó sẻ tạo nên sợi dây vô hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia đình, dòng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất nước, con người.
Tóm lại: Gia đình là một thực thể xã hội. Sự tồn tại của nó được xã hội thừa nhận. Như vậy bản thân gia đình đã mang một giá trị xã hội. Chính các chức năng của gia đình mới đem lại cho nó một giá trị đích thực. Nhiều người cho rằng, các chức năng gia đình đang chuyển từ môi trường nhỏ sang môi trường lớn hơn. Cũng nhiều nhà nghiên cứu về gia đình đã phải thừa nhận rằng khi xã hội có những thay đổi thì gia đình luôn có sự thích nghi, có thể là chậm hơn, thể hiện sự thủ cựu và tân tiến của nó. Xong với nguồn tư liệu phong phú, một lần nữa tác giả của cuốn “Gia đình Thăng Long Hà Nội” một lần nữa khẳng định: chức năng của gia đình vô cùng quan trọng và cho đến nay các chức năng cơ bản của gia đình vẫn còn giữ nguyên giá trị. Sự thừa nhận các chức năng của gia đình là đã thừa nhận gia đình là một giá trị trong xã hội.
Ánh Tuyết