Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Nhà xuất bản    Các bài viết
Thứ tư, 20/04/2022 07:41
Tản mạn nghề biên tập nhân ngày Văn hóa đọc sách Việt Nam năm 2022

Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Nhân ngày này, biên tập viên có đôi dòng tản mạn với nghề biên tập - một thứ lao động “rót dầu” thầm lặng, một loại lao động tỉ mỉ và căng thẳng, đòi hỏi phải tổn hao nhiều tâm trí và bút lực.

 

 

Nhận thấy tầm quan trọng của văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Chính phủ đã quyết định lấy ngày 21/4 hằng năm là ngày Sách Việt Nam nhằm khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng, nâng cao nhận thức của nhân dân về ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng của việc đọc sách đối với việc phát triển kiến thức, kỹ năng và phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người. Năm 2022, theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2022 của Bộ sẽ có chủ đề “Chấn hưng văn hóa và phát triển văn hóa đọc”.

 

Độc giả với các ấn phẩm thuộc Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Ảnh: Vũ Văn Chiến

 

Nhân ngày “Sách và văn hóa đọc Việt Nam”, có đôi dòng tản mạn với nghề biên tập - một thứ lao động “rót dầu” thầm lặng, một loại lao động tỉ mỉ và cũng căng thẳng, đòi hỏi phải tổn hao nhiều tâm trí và bút lực chẳng kém một nghề lao động nặng nhọc chân chính nào.

 

Với những người yêu thích đọc sách thì công việc biên tập thực sự là công việc hoàn hảo. Việc được đọc đầu tiên những bản thảo viết tay của tác giả và khám phá những câu chuyện hay, những tác giả tài năng mới thực sự là niềm vui lớn nhất của nghề này. Tuy nhiên, để làm được nghề và làm tốt thì ngoài đam mê đọc sách và có khả năng cảm thụ tác phẩm, biên tập viên còn cần nhiều phẩm chất khác.

 

Từ xa xưa, các tác phẩm nổi tiếng, các công trình sử học, văn học được lưu lại cho hậu thế ngày nay cũng nhờ vào công sức và trí tuệ của biết bao người biên tập vô danh. Công việc biên tập đầy khó khăn, nặng nhọc và cũng hết sức thầm lặng, họ phải ngồi hàng tháng để đọc đi đọc lại một bản thảo viết tay, hoặc đánh máy vi tính từng lỗi chính tả, từng dấu chấm, dấu phẩy… nhưng vẫn phải tôn trọng ý kiến của tác giả bản thảo, nghĩa là, phải đạt đến một trình độ thẩm thấu tác phẩm, người biên tập mới có thể sửa chữa những lỗi sai nghiêm trọng, câu chữ lẫn văn phong của tác giả để cho ra đời một tác phẩm hay.

 

Trong tình hình hoạt động xuất bản hiện nay, biên tập viên chịu nhiều sự chi phối cả chủ quan lẫn khách quan nên phẩm chất nghề nghiệp cũng là vấn đề đáng được bàn luận và xem xét. Dẫu phẩm chất nghề nghiệp ở người này, người kia có sự thay đổi nhưng chắc chắn vẫn còn rất nhiều biên tập viên gắn bó với những trang bản thảo bằng cả niềm đam mê cháy bỏng thực sự. Những biên tập viên đó có thể nói đó là những con người thực sự “có tấm lòng với sách, với người viết sách và với bạn đọc”.

 

Bên cạnh những “nghệ sĩ” đã “cháy” hết mình trong việc phát hiện, bồi dưỡng, gia công cho “những đứa con tinh thần” thực sự tốt thì vẫn phải thừa nhận rằng còn không tồn tại không ít biên tập viên vì chạy theo lợi nhuận và cả vì xuất phát điểm đã không có hoặc thiếu những phẩm chất của người biên tập, thậm chí bỏ qua những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện bản thảo. Kết quả dẫn tới sự ra đời của những tác phẩm có sai sót về nội dung, hình thức… Một bộ phận “con sâu làm rầu nồi canh” khiến cho độc giả thất vọng và thiếu tin tưởng vào tác giả, vào đội ngũ biên tập, nhưng số đó không nhiều mà vẫn còn nhiều độc giả dành ưu ái đặc biệt cho sách, cho biên tập viên. Văn hóa đọc sách vẫn luôn được khơi gợi và tôn vinh và ngày 21 tháng 4 đã được lấy là Ngày sách Việt Nam. Điều đó chứng tỏ thị trường sách, nhu cầu sách, người yêu sách vẫn luôn chờ đón những ấn phẩm hay của các tác giả, dưới bàn tay “bà đỡ” của đội ngũ biên tập viên các nhà xuất bản, các đơn vị làm sách.

 

 Đàm Ly

 

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)