Index was outside the bounds of the array. Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số
Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Trang chủ     Tin tức
Thứ tư, 17/05/2023 07:46
Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số

Với tỉ lệ đọc sách thấp, các cơ quan chức năng cùng nhiều đơn vị đã và đang nỗ lực để người dân Thủ đô nói riêng và Việt Nam nói chung nâng cao văn hóa đọc, đọc sách nhiều nhằm thu nạp tri thức.

 

Nghe, nhìn lấn át văn hóa đọc

Mặc dù Việt Nam vẫn thường xuyên phát động phong trào đọc, tuy nhiên, theo thống kê, trung bình một người Việt Nam chỉ đọc 4 cuốn sách/năm và điều đáng tiếc nhất đó chính là trong số 4 cuốn sách được đọc thì có đến 2,8 cuốn là sách giáo khoa, 1,2 cuốn còn lại là thể loại sách khác. So sánh với Singapore, trung bình người dân nước này đọc 14 cuốn sách mỗi năm, người Nhật là 20 cuốn. Như vậy, rõ ràng việc đọc sách của người Việt Nam thấp hơn những nước khác rất nhiều.

Hà Nội tích cực mở các hội sách, không gian sách để phát triển văn hóa đọc cho người dân Thủ đô
Hà Nội tích cực mở các hội sách, không gian sách để phát triển văn hóa đọc cho người dân Thủ đô

Trước sự phát triển như vũ bão của các phương tiện truyền thông đại chúng và các tiện ích xã hội như báo điện tử, truyền hình, Facebook, YouTube… tưởng chừng như không còn chỗ cho việc đọc sách, người đọc không còn hứng thú với sự đọc. Sách in không “cạnh tranh” được với sách điện tử tiện ích, cập nhật thông tin. Mặt khác, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhiều vấn đề cấp bách như kinh tế, môi trường, chính trị, văn hóa đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác, giao lưu giữa nhiều quốc gia. Đây là cơ hội thuận lợi để phát triển văn hóa nhưng cũng là khó khăn thách thức cho văn hóa đọc.

Phó Giáo sư Hà Văn Minh, Phó Trưởng khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội nêu thực tế: "Thế hệ trẻ hiện nay rất lười đọc, tất nhiên là có ảnh hưởng của xã hội, của thời đại. Tôi nghĩ cần phải nói rõ chúng ta đọc cái gì, đọc như thế nào và cách đọc ra sao. Phải có 3 phương diện như thế mới tạo ra văn hóa đọc, chứ không phải đọc nhiều, đọc các tác phẩm kinh điển mới là đọc".

Việc lười đọc nhất là với người trẻ thể hiện ở thời gian dành cho việc đọc sách. Theo kết quả điều tra “Thực trạng đọc sách văn học” có đến 35% số người được hỏi trả lời đọc sách dưới 30 phút/ngày; 20% số người đọc sách từ 30 phút đến 2 giờ/ngày; Còn trên 2 giờ/ngày là 10%; Nhu cầu đọc khi nào thấy thích, hứng thú chứ không mặc định vào thời gian nào là 45%.

Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số

Như vậy, thời gian dành cho việc đọc sách của giới trẻ ngày càng có xu hướng giảm và giảm mạnh theo nhu cầu của bản thân và ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đa phương tiện. Thời gian mà người đọc thường là “lúc nào có thời gian rảnh thì đọc” chiếm tỷ lệ 53,6% với những người đã đi làm; Với người đọc là giới trẻ (sinh viên), thời điểm dành cho việc đọc sách thường là đêm chiếm tỷ lệ 52,7% còn các thời điểm khác như sáng, trưa, chiều thì tỷ lệ đọc rất ít.

Tình trạng lười đọc sách diễn ra ở nhiều thành phần xã hội, ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Với giới trẻ việc đọc sách ngày càng có xu hướng giảm mạnh. Internet ra đời với tiện ích của nó đã trợ giúp và tạo ra phương thức đọc mới là phương thức đọc hiện đại. Phương thức đọc hiện đại và phương thức đọc truyền thống gắn kết với nhau tạo nên sự kết nối từ sách in đến sách điện tử, từ văn hóa đọc chuyển dịch sang văn hóa nghe nhìn.

Ngày nay tình trạng đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng là một trong những tiêu chí được người đọc trẻ hướng đến và lựa chọn.

Người Hà Nội tranh thủ đọc sách mọi lúc, mọi nơi, tạo nên một nếp sinh hoạt rất văn hóa
Người Hà Nội tranh thủ đọc sách mọi lúc, mọi nơi, tạo nên một nếp sinh hoạt rất văn hóa

Mặc dù sách là mặt hàng khá rẻ, dễ mua và tìm đọc tại nhiều cửa hàng, thư viện, cũng rất hay có các chương trình đồng giá, giảm giá, tuy nhiên nhiều bạn trẻ vẫn không thường xuyên lựa chọn sách để học.

Để thay đổi thực trạng này, nhiều hoạt động để kích thích việc đọc sách đã ra đời, truyền cảm hứng cho người trẻ hơn trong việc tìm hiểu kiến thức, tài liệu qua những trang sách thay vì chỉ chăm chăm vào chiếc điện thoại.

Thay đổi từ thói quen nhỏ

Hiểu được tình trạng đáng báo động này, chúng ta tự ý thức được rằng, thay đổi thói quen từ những điều nhỏ nhất là thứ quan trọng. Nhiều bậc phụ huynh đã tiến bộ hơn trong cách dạy con tìm hiểu kiến thức qua các trang sách, dạy con về tầm quan trọng của việc học qua sách. Thêm vào đó, họ còn trang bị những tủ sách gia đình để con được thỏa sức lựa chọn và sáng tạo.

Tranh thủ thời gian những ngày cuối tuần, các bậc cha mẹ có thể đưa con đi hội sách, triển lãm, đi phố sách, để trẻ có thể tự lựa chọn và học cách đọc sao cho đúng tâm lý, lứa tuổi.

Phát triển văn hóa đọc trong thời kỳ chuyển đổi số

Chính từ việc thay đổi nhỏ ấy, trẻ sẽ có thói quen đọc và quen với sách ngay từ khi còn nhỏ, hạn chế được sự hấp dẫn của các thiết bị di động, điện tử. Để thay đổi hoàn toàn thì rất khó nhưng nếu chúng ta biết rèn luyện, ý thức ngay khi còn bé, thì trẻ sẽ hiểu và yêu sách hơn.

Hiểu được điều này, hiện nay đã xuất hiện rất nhiều phố sách, hội sách, triển lãm sách và đa dạng các quán cà phê sách. Có thể kể đến một số địa điểm nổi tiếng về sách như: Phố Sách 19/12; Phố sách Đinh Lễ; Nhà sách Mão; Hội sách 0 đồng - AZ Việt Nam; Hội sách Chào hè; Hội sách Hà Nội…

Một số địa điểm tại Hà Nội có thể giúp bạn vừa nhâm nhi cà phê, vừa tìm hiểu những trang sách hay như Tiny Café, Nhã Nam book store, Café Stucolab, The Wiselands Coffee, Le Book club… Những địa điểm này hoặc mở theo định kì hoặc tổ chức các hoạt động đọc sách, phát triển văn hóa đọc quanh năm, tạo thành địa chỉ quen thuộc, là "điểm hẹn" với sách quen thuộc của người Hà Nội cũng như du khách trong và ngoài nước.

Cùng với chính quyền, nhà trường thì gia đình cũng là nơi để nuôi dưỡng tình yêu với sách thông qua những buổi mua sắm, đọc sách cùng nhau được duy trì thường xuyên
Cùng với chính quyền, nhà trường thì gia đình cũng là nơi để nuôi dưỡng tình yêu với sách thông qua những buổi mua sắm, đọc sách cùng nhau được duy trì thường xuyên

Đưa vấn đề làm sao để cho văn hóa đọc được phát triển có nhiều nguyên nhân cần sự đồng bộ từ vi mô đến vĩ mô? Một trong những nguyên nhân gốc rễ có tác động lớn tới văn hóa đọc đó là cách dạy văn - học văn trong nhà trường phổ thông hiện nay làm cho người học lười đọc và không có thời gian và nhu cầu đọc tác phẩm.

Sự thay đổi từ gia đình, nhà trường sẽ chính là gốc rễ để các em có thể nhận thức được tầm quan trọng cũng như hình thành thói quen tốt thông qua việc đọc sách. Người Hà Nội đã có ý thức duy trì tủ sách gia đình cũng như các hoạt động đọc sách thường xuyên, cha mẹ làm gương cho con để tiếp cận và tăng tình yêu bền bỉ với sách.

Mong rằng, sách điện tử vẫn sẽ tiếp tục phát triển nhưng thị trường sách in truyền thống sẽ vẫn tồn tại như một phương tiện không thể thiếu để truyền bá thông tin, kiến thức. Mỗi đối tượng độc giả lại có sự lựa chọn khác nhau giữa sách điện tử và sách giấy, hai loại sách này sẽ luôn song hành phát triển, hướng tới mục đích đưa nhiều cuốn sách hay đến với độc giả, góp phần nâng cao văn hóa đọc trong xã hội bây giờ.

(Theo Chi Chi/tuoitrethudo.com.vn

 https://tuoitrethudo.com.vn/phat-trien-van-hoa-doc-trong-thoi-ky-chuyen-doi-so-222496.html

 

 

Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)