Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Chính trị - Pháp luật
“Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay”

Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật là yêu cầu cấp bách đặt ra trong hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay. Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Tuấn An do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành là tài liệu giúp cho bạn đọc hiểu sâu hơn về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự để áp dụng vào thực tiễn hiện nay.

Tác giả: TS. Nguyễn Tuấn An
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 280 trang
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 0.50)
Giới thiệu về sách:

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đẩy mạnh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách tư pháp và chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam với mục tiêu là tạo được một hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự là một bộ phận quan trọng của pháp luật Việt Nam. Bởi vậy, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam cần chú trọng đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự. Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự sẽ góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về thi hành án dân sự nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung.

Thực tiễn hiện nay cho thấy, pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự đang có những hạn chế nhất định; nhiều quy định pháp luật chưa đầy đủ, nhiều vướng mắc trong cơ chế thực thi chưa được tháo gỡ; nhiều vấn đề phát sinh trong thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự chưa được điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung kịp thời. Đặc biệt, thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự đang bộc lộ những mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của đời sống xã hội, vì vậy, hiệu quả đạt được chưa cao, tính nghiêm minh của pháp luật chưa được thực thi một cách nghiêm túc.

Có thể nói, pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở nước ta chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ, còn mang tính chất tình thế, chắp vá và chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Thực tế đó đã đặt ra yêu cầu cần phải hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự nhằm tạo ra sự tương thích, phù hợp giữa pháp luật và thực tế xử lý vi phạm pháp luật; đảm bảo tính toàn diện, đồng bộ, khoa học, khả thi và nghiêm minh của pháp luật; đảm bảo các quy định của pháp luật được thực hiện hiệu quả trong thực tế, tránh sự tùy tiện trong áp dụng pháp luật và gây oan sai trong thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật.

Vấn đề xử lý vi phạm pháp luật nói chung và xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự nói riêng hiện nay có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội. Việc xử lý vi phạm pháp luật không nghiêm, kém hiệu quả sẽ gây dư luận xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến lòng tin của nhân dân đối với tính nghiêm minh của pháp luật, kỷ cương phép nước bị coi nhẹ.

Do vậy, hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự nhằm bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, nâng cao hiệu quả trong thực tiễn xử lý vi phạm pháp luật là yêu cầu cấp bách đặt ra trong hoạt động tư pháp ở nước ta hiện nay.

Bên cạnh đó, hiện nay, công tác thi hành án dân sự đang ngày càng được chú trọng, đang dần được xã hội hóa, trong đó, số lượng các vụ việc thi hành án dân sự cần giải quyết ngày càng tăng, mức độ phức tạp ngày càng cao; phạm vi công tác thi hành án dân sự lúc đầu chỉ giới hạn ở việc tổ chức thi hành các bản án dân sự, hôn nhân và gia đình, phần dân sự trong bản án hình sự thì đến nay đã mở rộng đối với các loại việc mới như thi hành các bản án, quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, lao động, hành chính, các bản án, quyết định của Tòa án và Trọng tài nước ngoài... Cùng với đó, các vụ việc vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự xảy ra ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp hơn.

Bởi vậy, yêu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ngày càng trở nên cấp thiết. Theo đó, pháp luật cần được hoàn thiện theo hướng bảo đảm tính đồng bộ, đầy đủ, khả thi và dự liệu được các loại vi phạm pháp luật trong thực tiễn hoạt động thi hành án dân sự, đặc biệt là những loại vi phạm pháp luật mới có thể xảy ra. Pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự hoàn thiện sẽ góp phần xử lý nghiêm cũng như hạn chế các vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự.

Từ những vấn đề nêu trên, có thể nhận thấy, việc nghiên cứu, tổng kết, đánh giá pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự cả về lý luận và thực tiễn, từ đó đề ra những quan điểm và giải pháp hoàn thiện là rất cần thiết.

Cuốn sách “Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay” của TS. Nguyễn Tuấn An đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự, đề xuất các giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam, là tài liệu giúp cho bạn đọc hiểu sâu hơn về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự để áp dụng vào thực tiễn hiện nay.

Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
 
Sách cùng chuyên mục

Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn qua các thời kỳ (từ 1945 đến 2015)

Lạng Sơn - một tỉnh miền núi nơi địa đầu Tổ quốc thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, được biết đến với vẻ đẹp nên thơ, với bề dày về văn hoá lịch sử và đặc biệt là truyền thống yêu nước và giữ nước oai hùng. Nói đến những địa danh như ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, vùng căn cứ địa Bắc Sơn…, người Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung không khỏi tự hào về truyền thống đấu tranh bảo vệ đất nước. Nhân dịp kỷ niệm 70 năm quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được sự đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, Sở Nội vụ tiến hành sưu tầm, xây dựng và xuất bản cuốn sách ảnh Lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn qua các thời kỳ (từ 1945 đến 2015).

Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn - Sở Nội vụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
196 trang
25 x 25 cm

Tiêu chuẩn, định mức các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và chế độ công tác phí, chi tiêu hội nghị - Áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2017

 Cuốn sách “Tiêu chuẩn, định mức các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và chế độ công tác phí, chi tiêu hội nghị - Áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2017” do PGS.TS. Ngô Văn Hiển - TS. Hoàng Thị Giang đồng chủ biên giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, định mức các khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước và chế độ công tác phí, chi tiêu hội nghị năm 2017.

Nhà xuất bản Hà Nội
2017

Lịch sử Công an huyện Đông Anh 1945 - 2015

Đông Anh, một vùng đất quần cư của người Việt từ rất sớm và mang đậm dấu ấn văn hóa thời dựng nước và giữ nước của dân tộc. Bởi thế, nơi đây có một chiều dài bề dày lịch sử và truyền thống cách mạng đáng tự hào. Là cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội.

Công an thành phố Hà Nội - Công an huyện Đông Anh
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
292 trang
14.5 x 20.5 cm

Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

 Ngày 27/11/2015, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13. Ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 (viết tắt là Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Kể từ ngày 1/1/2018, các luật, bộ luật có liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017): Bộ luật Tố tụng Hình sự số 101/2015/QH13, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự số 99/2015/QH13, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam số 94/2015/QH13 có hiệu lực thi hành.

Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục Pháp luật Thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
200 trang
13 x 19cm

Tìm hiểu một số quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Cuốn sách “Tìm hiểu một số quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”  cung cấp những nội dung cơ bản, thiết thực về một số quy định của pháp luật trong thực thành tiết kiệm, chống lãng phí. Đây là cuốn sách phổ thông, tuyên truyền hữu ích cho mọi đối tượng bạn đọc là công dân Thủ đô, sống, học tập và làm việc tại Thủ đô Hà Nội và đông đảo bạn đọc quan tâm. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2014.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
96 trang
13 x 19 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)