Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Chính trị - Pháp luật
Bác Hồ với báo chí Thủ đô – Ánh sáng soi đường

Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890 - 19/5/2015), 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015) và thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được sự đồng ý của Thường trực Thành uỷ Hà Nội; được sự tham gia nhiệt tình và rất có hiệu quả của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội, Thư viện Hà Nội và các nhà nghiên cứu có uy tín, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “Bác Hồ với báo chí Thủ đô -  Ánh sáng soi đường”.

Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 564 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 3.33)
Giới thiệu về sách:

Cuốn sách ngoài một số trang ảnh về Bác với hoạt động báo chí nói chung và với các nhà báo, nhân dân Hà Nội nói riêng; những hình ảnh về báo chí Thủ đô với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì nội dung chia làm 3 phần.
 
Phần I. Hồ Chí Minh – người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Qua 16 bài viết ở chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, bạn đọc thấy rõ nét nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh – người khai sáng, người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
 
Ngay khi trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Bác Hồ cũng bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình. Người đã sáng lập ra nhiều tờ báo cách mạng, trong đó nổi bật là tờ Le Paria (Người cùng khổ) - cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Với sự thành lập báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, số ra đầu tiên 21/6/1925, Người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tháng 2/1985, theo Quyết định số 52 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 21/6 được lấy là Ngày Báo chí Việt Nam.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, là nhà báo lỗi lạc. Trong sự nghiệp báo chí của mình, kể từ bài viết đầu tiên Quyền của các dân tộc thuộc địa (báo Nhân đạo, Pháp, ngày 18/6/1919) đến bài cuối cùng Thư trả lời Tổng thống Mỹ R.M. Nichxơn ngày 25/8/1969 (báo Nhân Dân, số 5684, ngày 7/11/1969), nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta và bạn bè thế giới hơn 2.000 bài báo các loại, gần 300 bài thơ, gần 500 trang truyện và ký… với khoảng 150 bút danh, viết bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Hán… Trong cuốn sách này, ở chương 2. Một số bài viết của Bác Hồ trên báo chí (1945 – 1969), gồm 22 bài.
 
Bác Hồ đã để lại cho nhân dân ta muôn vàn tình yêu thương, Người đặc biệt dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc tới nhân dân Thủ đô, đó cũng chính là nội dung của phần II. Nhân dân và báo chí Thủ đô với Bác Hồ. Trong khuôn khổ có hạn, những người biên soạn sách đã tuyển chọn giới thiệu 25 bài viết với nội dung Bác Hồ trong trái tim người Hà Nội (chương 1); 27 bài viết ở chương 2. Bác Hồ trong trái tim những người làm báo
 
Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất, để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Trách nhiệm của các thế hệ hôm nay và mãi mãi sau này là phải giữ gìn bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng (tức là thời đại Hồ Chí Minh)… để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta, của mọi người Việt Nam yêu nước”.
 
Những lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chính là nội dung chính của phần III. Báo chí Thủ đô với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gồm 3 chương: Chương 1. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh, chương 2. Học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, chương 3. Những tác phẩm báo chí Hà Nội đạt giải viết về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014.
 
Nội dung cuốn sách nêu cao tư tưởng vĩ đại, đạo đức trong sáng, tác phong khiêm tốn giản dị, gần gũi sâu sát cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác và sinh hoạt đời thường, qua đó bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm kính yêu vô hạn, thể hiện sự tôn kính quý trọng cảm phục của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi là ánh sáng soi đường đối với báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo chí Thủ đô Hà Nội nói riêng.
 
Qua hơn 500 trang in, cuốn sáchBác Hồ với báo chí Thủ đô: Ánh sáng soi đường chưa thể hiện được hết tư tưởng, sự nghiệp báo chí của Bác Hồ nhưng cuốn sách sẽ là nguồn tư liệu phong phú, bổ ích đối với việc nghiên cứu và học tập nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ nghề nghiệp trước hết là đối với các nhà báo. Thông qua việc nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, mỗi nhà báo sẽ có thêm kiến thức, nắm vững, thấm nhuần tư tưởng báo chí cách mạng của Người, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tác nghiệp của mình.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “Bác Hồ với báo chí Thủ đô - Ánh sáng soi đường”!

Sách cùng chuyên mục

“Tìm hiểu pháp luật về nghĩa vụ quân sự”

 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19/6/2015, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2016. Nhằm tuyên truyền, phổ biến đến các tầng lớp nhân dân về nghĩa vụ quân sự, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội phối hợp với Nàh xuất abrn Hà Nội biên soạn và xuất bản cuốn sách “Tìm hiểu pháp luật về nghĩa vụ quân sự”.

 

Hội đồng Phối hợp phổ biến GDPL TP Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
120 trang
13 x 19 cm

Biển, đảo - Chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam

 Với mỗi người dân đất Việt, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo là trách nhiệm thiêng liêng. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nhằm nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo Việt Nam, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Thành phố, các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, các đơn vị chức năng liên quan tổ chức xuất bản bộ sách Tổ quốc nơi đầu sóng qua các tác phẩm báo chí xuất bản năm 2015.

Nhiều tác giả
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
252 trang
13 x 20,5 cm

Tìm hiểu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở

Nằm trong bộ sách tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật do Sở Tư pháp thành phố Hà Nội biên soạn, cuốn sách Tìm hiểu một số quy định về xử phạt vi phạm hành chính hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở” vừa được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành và cho ra mắt bạn đọc trong tháng 12/2014.

Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
92 trang
13 x 19 cm

Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

 Cuốn sách “Tìm hiểu một số nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015” do Sở Tư pháp – Cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội biên soạn nhằm tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 đến các tầng lớp nhân dân Thủ đô. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2017.

Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục Pháp luật Thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2017

Hồ Chí Minh – Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới (Tập 1)

Cuốn sách gồm 2 tập, mỗi tập hơn 500 trang, là kết quả nghiên cứu của nhóm biên soạn (do PGS. NCV cao cấp Trần Đình Huỳnh làm chủ biên), đồng thời cũng là sự tổng hợp và kế thừa những thành tựu của nhiều công trình nghiên cứu đã công bố về tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng, sự nghiệp, nhân cách của Người đã trở thành một hệ ý thức, giá trị lý luận và văn hóa của Việt Nam và nhân loại.

Nhóm tác giả
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
526 trang
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)