Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Chính trị - Pháp luật
Bác Hồ với báo chí Thủ đô – Ánh sáng soi đường

Nhân dịp kỷ niệm 125 năm ngày sinh của Bác (19/5/1890 - 19/5/2015), 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2015) và thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị về tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, được sự đồng ý của Thường trực Thành uỷ Hà Nội; được sự tham gia nhiệt tình và rất có hiệu quả của các cơ quan báo chí Trung ương và Hà Nội, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Hà Nội, Bảo tàng Hà Nội, Thư viện Hà Nội và các nhà nghiên cứu có uy tín, Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “Bác Hồ với báo chí Thủ đô -  Ánh sáng soi đường”.

Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 564 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 3.33)
Giới thiệu về sách:

Cuốn sách ngoài một số trang ảnh về Bác với hoạt động báo chí nói chung và với các nhà báo, nhân dân Hà Nội nói riêng; những hình ảnh về báo chí Thủ đô với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì nội dung chia làm 3 phần.
 
Phần I. Hồ Chí Minh – người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Qua 16 bài viết ở chương 1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, bạn đọc thấy rõ nét nhà báo lỗi lạc Hồ Chí Minh – người khai sáng, người thầy vĩ đại của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
 
Ngay khi trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên, Bác Hồ cũng bắt đầu sự nghiệp báo chí của mình. Người đã sáng lập ra nhiều tờ báo cách mạng, trong đó nổi bật là tờ Le Paria (Người cùng khổ) - cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa. Với sự thành lập báo Thanh niên – cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, số ra đầu tiên 21/6/1925, Người đã khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Tháng 2/1985, theo Quyết định số 52 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 21/6 được lấy là Ngày Báo chí Việt Nam.
 
Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, là nhà báo lỗi lạc. Trong sự nghiệp báo chí của mình, kể từ bài viết đầu tiên Quyền của các dân tộc thuộc địa (báo Nhân đạo, Pháp, ngày 18/6/1919) đến bài cuối cùng Thư trả lời Tổng thống Mỹ R.M. Nichxơn ngày 25/8/1969 (báo Nhân Dân, số 5684, ngày 7/11/1969), nhà báo vĩ đại Hồ Chí Minh đã để lại cho nhân dân ta và bạn bè thế giới hơn 2.000 bài báo các loại, gần 300 bài thơ, gần 500 trang truyện và ký… với khoảng 150 bút danh, viết bằng nhiều thứ tiếng Việt, Anh, Pháp, Nga, Hán… Trong cuốn sách này, ở chương 2. Một số bài viết của Bác Hồ trên báo chí (1945 – 1969), gồm 22 bài.
 
Bác Hồ đã để lại cho nhân dân ta muôn vàn tình yêu thương, Người đặc biệt dành nhiều sự quan tâm, chăm sóc tới nhân dân Thủ đô, đó cũng chính là nội dung của phần II. Nhân dân và báo chí Thủ đô với Bác Hồ. Trong khuôn khổ có hạn, những người biên soạn sách đã tuyển chọn giới thiệu 25 bài viết với nội dung Bác Hồ trong trái tim người Hà Nội (chương 1); 27 bài viết ở chương 2. Bác Hồ trong trái tim những người làm báo
 
Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết một năm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà chiến lược tài ba, mà còn là nhà hoạt động thực tiễn kiệt xuất, để lại cho chúng ta một gia tài đồ sộ, một di sản hết sức quý báu, đó là tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh. Trách nhiệm của các thế hệ hôm nay và mãi mãi sau này là phải giữ gìn bảo vệ, kế thừa và phát huy một cách tốt đẹp nhất những giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người và bảo vệ thành quả cách mạng (tức là thời đại Hồ Chí Minh)… để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng tươi đẹp, để dân tộc ta mãi mãi trường tồn và phát triển. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là rất cần thiết, không chỉ là yêu cầu của cách mạng, mà còn là tình cảm, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân ta, của mọi người Việt Nam yêu nước”.
 
Những lời khẳng định của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chính là nội dung chính của phần III. Báo chí Thủ đô với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gồm 3 chương: Chương 1. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách báo chí Hồ Chí Minh, chương 2. Học tập và làm theo Bác bằng những việc làm cụ thể, chương 3. Những tác phẩm báo chí Hà Nội đạt giải viết về học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2014.
 
Nội dung cuốn sách nêu cao tư tưởng vĩ đại, đạo đức trong sáng, tác phong khiêm tốn giản dị, gần gũi sâu sát cuộc sống của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công tác và sinh hoạt đời thường, qua đó bày tỏ lòng biết ơn, tình cảm kính yêu vô hạn, thể hiện sự tôn kính quý trọng cảm phục của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, đồng bào, chiến sỹ cả nước và bạn bè quốc tế đối với Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh mãi mãi là ánh sáng soi đường đối với báo chí cách mạng Việt Nam nói chung và báo chí Thủ đô Hà Nội nói riêng.
 
Qua hơn 500 trang in, cuốn sáchBác Hồ với báo chí Thủ đô: Ánh sáng soi đường chưa thể hiện được hết tư tưởng, sự nghiệp báo chí của Bác Hồ nhưng cuốn sách sẽ là nguồn tư liệu phong phú, bổ ích đối với việc nghiên cứu và học tập nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị và trình độ nghề nghiệp trước hết là đối với các nhà báo. Thông qua việc nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng, mỗi nhà báo sẽ có thêm kiến thức, nắm vững, thấm nhuần tư tưởng báo chí cách mạng của Người, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tác nghiệp của mình.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “Bác Hồ với báo chí Thủ đô - Ánh sáng soi đường”!

Sách cùng chuyên mục

Lịch sử truyền thống ngành Nội vụ tỉnh Lạng Sơn

Cuốn sách “Lịch sử truyền thống ngành Nội vụ tỉnh Lạng Sơn 1945- 2015” do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn - Sở Nội vụ biên soạn đem đến cho bạn đọc một cái nhìn cụ thể chi tiết về quá trình hoạt động, phát triển của ngành Nội vụ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 1945 - 2015. Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành tháng 8 năm 2015.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn - Sở Nội vụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
208 trang
15 x 22 cm

Tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân

Cuốn sách “Tìm hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân” được Hội đồng phổi hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội biên soạn dưới dạng hỏi đáp về quy định bầu cử và một số tình huống cụ thể được giải đáp thông qua những quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015, có một số quy định của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương năm 2015... Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

Hội đồng phổi hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
128 trang
13 x 19 cm

Xuân Canh truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

Xã Xuân Canh huyện Đông Anh là vùng đất cổ ở ngã ba sông Hồng - sông Đuống của huyện Đông Ngàn, xứ Kinh Bắc có bề dày truyền thống lịch sử văn hóa. Xa xưa nơi đây được biết đến với các sản phẩm thủ công như nón hồ tơ miến, ươm tơ kéo kén; các vị danh nhân khoa bảng được ghi trong sử sách…

Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Canh
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
448 trang
14.5 x 20.5 cm

Công an huyện Con Cuông - 68 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành (1945-2013)

Con Cuông là một huyện vùng cao biên giới, là “cửa ngõ” của miền Tây Nam xứ Nghệ, có địa hình phức tạp, chủ yếu là đất núi, được xem là vùng đất có vị trí chiến lược trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Hành trình lịch sử đi qua vùng đất này là những cuộc chiến chống thiên nhiên khắc nghiệt và kẻ thù tàn bạo để bảo vệ vùng biên cương Tổ quốc, như trong “Bình Ngô Đại Cáo” của Nguyễn Trãi đã ghi lại “miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”.

Công an tỉnh Nghệ An - Công an huyện Con Cuông
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
160 trang
14.5 x 20.5 cm

Luật Dân sự Việt Nam - bình giải và áp dụng - luật thừa kế

Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 là Bộ luật dân sự thứ ba của nhà nước dân chủ nhân dân. Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. 

PGS,TS Phùng Trung Tập
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
368
14,5x15,5cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)