Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Tác giả: Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2013
Tổng số trang: 279 trang
Kích thước: 20 x 29cm
Bình chọn:
(Tổng số: 3 - Trung bình: 0.17)
Giới thiệu về sách:

   Cuốn sách gồm 181 phiên bản được lựa chọn từ trên700 tập Châu bản triều Nguyễn, tương đương với khoảng 400.000 trang tài liệu và đó còn là kết quả của sự kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu của Bộ môn Sử học và phương pháp công bố tài liệu của Bộ môn Lưu trữ học.
 
   Cuốn sách được biên soạn dưới dạng sách ảnh gồm 5 chương:
 
   - Chương I: Khái quát về Châu bản và ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn.
 
   - Chương II: Dấu tích Kim bảo của hoàng đế và ấn tín trong hoàng tộc triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương III: Ấn chương thuộc hệ thống các cơ quan trung ương triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương IV: Ấn chương thuộc binh chế quân đội triều Nguyễn trên Châu bản.
 
   - Chương V: Ấn chương thuộc hệ thống chính quyền địa phương và dấu tên riêng trên Châu bản triềuNguyễn.
 
   Sau nội dung chương I mang tính khái quát thì từ chương II đến chương V, sau mỗi nội dung giới thiệu chung về dấu là ảnh minh họa. Trong phần ảnh vừa giới thiệu dấu ấn chính đã cắt riêng vừa kèm theo phiên bản và thuyết minh về kích thước, nội dung văn bản, niên đại, ký hiệu tra tìm.
 
   Do đặc điểm Châu bản đều viết trên giấy dó, nên kích thước hình dấu đo được so với kích thước của hiện vật chỉ mang tính tương đối và cách đọc dấu được tôn trọng theo nguyên bản; về nội dung văn bản chỉ tóm tắt thông tin ngắn gọn, cơ bản, đảm bảo tính chính xác, còn nếu muốn đối chiếu, so sánh sự thay đổi về dấu ấn giữa các thời kỳ thì các phiên bản tài liệu đã được xếp cạnh nhau... đó là cách mà những người biên soạn đã thực hiện. Hơn thế để đảm bảo tính thống nhất, toàn diện về mặt tư liệu, sử liệu, đồng thời để độc giả có thông tin đối chiếu, so sánh, các nhà biên soạn không chỉ đưa những phiên bản tài liệu mà còn sử dụng thông tin từ chính sử như Minh Mệnh chính yếu, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục... Với một phương pháp thực hiện khoa học kết hợp các nguồn tài liệu chính sử nhằm tăng tính khách quan và có căn cứ trên sử liệu.
 
   Cuốn sách ra đời là sự nỗ lực và thành công lớn của nhóm biên soạn và tin chắc rằng như lời PGS.TS. Nguyễn Công Việt – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm mong muốn “giới thiệu cùng bạn đọc về một công trình mới, một đóng góp mới cho việc khai thác giới thiệu ấn chương Việt Nam, Châu bản triều Nguyễn nói riêng và cũng là viên gạch nhỏ vun đắp thêm cho ngôi nhà văn hóa dân tộc nói chung của chúng ta”.

 

Sách cùng chuyên mục

Kể chuyện Ba sẵn sàng

 “Kể chuyện Ba sẵn sàng” tái hiện bức tranh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ những ngày tháng gian khổ, ác liệt nhất. Nghe theo tiếng gọi của phong trào “Ba sẵn sàng” khởi xướng từ Đoàn Thanh niên Thành phố Hà Nội ngày 09/8/1964, hàng triệu thanh niên đã hăng hái tham gia quân đội và lực lượng thanh niên xung phong lên đường bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần «quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Thành phố Hà Nội và đồng chí Vũ Hữu Loan
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
172 trang
15x22cm

Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội - Di sản văn hóa thế giới

Để tuyên truyền, quảng bá giá trị khu di sản, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, phát hành cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội – Di sản văn hóa thế giới”. Cuốn sách được biên soạn dựa trên Hồ sơ khoa học đề cử di sản văn hóa thế giới, đệ trình Ủy ban di sản Thế giới năm 2009.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
148
20x25cm

Nhà xuất bản và tôi

Hà Nội vẫn đang trong những ngày cuối thu đẹp xao xuyến. Dư âm không khí tưng bừng náo nhiệt kỷ niệm 60 năm Thủ đô hoàn toàn giải phóng vẫn còn ngập tràn trên khắp các đường phố. Bên cạnh niềm vui chung đó, tất cả cán bộ, biên tập viên, công nhân viên của Nhà xuất bản Hà Nội còn có niềm vui riêng giản dị nhưng vô cùng lắng đọng và sâu sắc: Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Nhà xuất bản.

Nhà xuất bản Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
276 trang
15 x 22 cm

Những bông hoa đẹp - tập XXIII

 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc biểu dương “Người tốt, việc tốt”. Người căn dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt trong quần chúng nhân dân để giáo dục lẫn nhau, là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn”. 

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
408 trang
15 x 22 cm

60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954-2014)

Cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)” là một ấn phẩm ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Ban Tuyên giáo Thành uỷ thực hiện. Với nội dung khá đầy đặn về toàn cảnh báo chí Hà Nội trong 60 năm qua, khi đọc cuốn sách, người đọc không chỉ nhận thấy sự lớn mạnh của hệ thống báo chí Thủ đô với số lượng các cơ quan báo chí ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ người làm báo ngày càng lớn mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều cây bút tài năng, tâm huyết với nghề; mà qua đó còn thấy rõ sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
532 trang
16 x 24 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)