Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954-2014)

Cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)” là một ấn phẩm ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Ban Tuyên giáo Thành uỷ thực hiện. Với nội dung khá đầy đặn về toàn cảnh báo chí Hà Nội trong 60 năm qua, khi đọc cuốn sách, người đọc không chỉ nhận thấy sự lớn mạnh của hệ thống báo chí Thủ đô với số lượng các cơ quan báo chí ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ người làm báo ngày càng lớn mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều cây bút tài năng, tâm huyết với nghề; mà qua đó còn thấy rõ sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.

Tác giả: Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2014
Tổng số trang: 532 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 4 - Trung bình: 1.38)
Giới thiệu về sách:

 

60 năm với bao biến thiên của lịch sử, Thủ đô Hà Nội đã phát triển và có những thành tựu đáng ghi nhận về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội. Đạt được những thành tựu ấy, luôn có sự đóng góp xứng đáng của báo chí cách mạng Việt Nam nói chung, báo chí Hà Nội nói riêng. Cùng báo chí cả nước, báo chí Hà Nội luôn đồng hành cùng với những bước chuyển mình của Thủ đô, cổ vũ, động viên nhân dân Thủ đô nắm lấy cơ hội, vượt mọi khó khăn, thử thách, kiên định và sắc sảo trong cuộc đấu tranh với những quan điểm sai trái, các âm mưu và hành động phá hoại của các thế lực thù địch, góp phần quan trọng làm nên những chiến công và thành quả to lớn của Thủ đô 60 năm qua. Báo chí Hà Nội trở thành một bộ phận không thể thiếu, không thể tách rời trong sự nghiệp phát triển kinh tế - chính trị - văn hoá – xã hội của Thủ đô.
 
Từ những năm đầu giải phóng, Thủ đô Hà Nội đã có đài Phát thanh - Truyền hình và tờ báo Hànộimới. 60 năm đã đi qua ghi nhận những đóng góp bền bỉ và hiệu quả của hai cơ quan báo chí này đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển của Thủ đô. 60 năm trước, khi đoàn quân giải phóng rầm rập tiến về, người Hà Nội thấy những chiếc xe ô tô gắn loa phóng thanh chạy khắp phố phường thông báo 8 điều của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đối với vùng mới giải phóng và 10 điều kỷ luật đối với cán bộ nhân viên chính phủ vào tiếp quản Thủ đô. Đó là những hoạt động phát thanh đầu tiên của Thành phố. Làng báo Thủ đô cũng khó có thể quên hình ảnh “một sáng thu nắng óng vàng, ở quanh Hồ Gươm, trên các ngả đường lớn và khắp các cửa ô xuất hiện những tấm áp phích khổ lớn vẽ một chú bé vừa chạy vừa rao báo”, đó là áp phích quảng cáo báo Thủ đô sẽ ra số 1 vào ngày 24/10/1957. Và rồi dần dần, trước sự lớn mạnh không ngừng của Thủ đô, trước nhu cầu thông tin ngày càng phong phú, đa dạng, các cơ quan báo chí khác của Hà Nội lần lượt ra đời. Đến nay, hệ thống báo chí Thủ đô đã có 1 đài phát thanh - truyền hình, 13 tờ báo và 10 tạp chí với gần 800 nhà báo. Báo chí Hà Nội ngày càng tạo lập được chỗ đứng vững chắc trong nền báo chí cách mạng Việt Nam.
 
60 năm đã trôi qua, Hà Nội đang chuyển mình từng ngày… Và đội ngũ báo chí Thủ đô vẫn bám sát mọi hoạt động của Thành phố, góp sức xây dựng Hà Nội ngày càng giàu đẹp, văn minh, trật tự. Tự hào về chặng đường 60 năm qua, những người làm báo Thủ đô càng nhận thấy trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển Thủ đô cũng như cả nước trong tình hình mới. Mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo vẫn không ngừng rèn luyện bản lĩnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần phục vụ đất nước và nhân dân, xứng đáng là những chiến sỹ cầm bút trên mặt trận văn hoá tư tưởng.
 
Với ý nghĩa đó, Ban Tuyên giáo Thành uỷ tổ chức biên soạn và xuất bản cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)”. Cuốn sách gồm 3 phần với những tác phẩm báo chí ấn tượng và hình ảnh sinh động về Thủ đô với những mốc son lịch sử trong suốt chặng đường 60 năm phát triển. Cùng với đó là những gương mặt nhà báo tâm huyết với nghề, có nhiều đóng góp đáng trân trọng đối với sự nghiệp báo chí Thủ đô. Cuốn sách đã phần nào phản ánh được quá trình hình thành, phát triển đầy sức sống của báo chí Hà Nội trong 60 năm lịch sử oanh liệt, tự hào. Qua đó, người đọc thấy được sự cống hiến tận tâm, tận lực cùng tình yêu thiết tha với Thủ đô của giới báo chí Hà Nội.
 
Chặng đường 60 năm không phải là dài so với bề dày lịch sử phát triển của Thủ đô ngàn năm văn hiến. Nhưng 60 năm qua đã ghi dấu những đổi thay to lớn, sâu sắc của Hà Nội trong tiến trình dựng xây, phát triển và hội nhập mà cơ hội và thách thức luôn đan xen nhau. Hòa bình, chiến tranh, khắc phục nghèo nàn lạc hậu, đổi mới để vươn lên phát triển…Tất cả đều hiện diện, đều rõ nét, có những thành công và cả những điều trăn trở. Nhưng hơn hết là niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết, về ý chí và bản lĩnh của người Hà Nội trước mọi gian nan, thử thách; về sự lãnh đạo của Đảng, vai trò điều hành của Chính quyền cùng sự chung sức đồng lòng của các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể trong Thành phố, cùng góp phần làm nên biết bao thành tựu đáng tự hào trong 60 năm qua.
 
Hòa vào dòng chảy sôi động ấy của Thủ đô, với vai trò nòng cốt trong công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí Hà Nội trong suốt 6 thập kỷ qua đã luôn đồng hành, luôn bám sát và gắn bó với tiến trình đấu tranh, xây dựng và phát triển của Thành phố; cổ vũ, động viên cán bộ và nhân dân vượt qua mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình; đồng thời là một mũi nhọn trong cuộc đấu tranh với những tư tưởng và việc làm sai trái, lạc hậu…, góp phần tích cực làm nên những chiến công và thành quả to lớn của Thủ đô 60 năm qua.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)”. Cuốn sách được ấn hành đúng dịp Kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2014) là một món quà ý nghĩa đối với những người làm báo Thủ đô, nhìn lại 60 năm một chặng đường phát triển của báo chí Hà Nội từ sau ngày giải phóng Thủ đô đến nay.

 

Sách cùng chuyên mục

Nhà xuất bản và tôi

Hà Nội vẫn đang trong những ngày cuối thu đẹp xao xuyến. Dư âm không khí tưng bừng náo nhiệt kỷ niệm 60 năm Thủ đô hoàn toàn giải phóng vẫn còn ngập tràn trên khắp các đường phố. Bên cạnh niềm vui chung đó, tất cả cán bộ, biên tập viên, công nhân viên của Nhà xuất bản Hà Nội còn có niềm vui riêng giản dị nhưng vô cùng lắng đọng và sâu sắc: Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Nhà xuất bản.

Nhà xuất bản Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
276 trang
15 x 22 cm

Kể chuyện Ba sẵn sàng

 “Kể chuyện Ba sẵn sàng” tái hiện bức tranh của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ những ngày tháng gian khổ, ác liệt nhất. Nghe theo tiếng gọi của phong trào “Ba sẵn sàng” khởi xướng từ Đoàn Thanh niên Thành phố Hà Nội ngày 09/8/1964, hàng triệu thanh niên đã hăng hái tham gia quân đội và lực lượng thanh niên xung phong lên đường bảo vệ Tổ quốc, với tinh thần «quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. 

Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - Thành phố Hà Nội và đồng chí Vũ Hữu Loan
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
172 trang
15x22cm

Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường

 Cuốn sách thuộc thể loại tản văn gồm 28 câu chuyện nhỏ, những câu chuyện bình thường về nước Nhật như: chuyện về một nông gia, chuyện người Nhật “tốt” hay “không tốt”, nghệ sĩ Nhật trở thành nghị sĩ, lễ khai giảng ở một trường mầm non, thảm họa động đất Đông Nhật Bản,… 

Nguyễn Quốc Vương
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
200 trang
12 x 19cm

Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội - Di sản văn hóa thế giới

Để tuyên truyền, quảng bá giá trị khu di sản, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, phát hành cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội – Di sản văn hóa thế giới”. Cuốn sách được biên soạn dựa trên Hồ sơ khoa học đề cử di sản văn hóa thế giới, đệ trình Ủy ban di sản Thế giới năm 2009.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
148
20x25cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)