Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội

Cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2016. Cuốn sách ra đời góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội, đồng thời đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.

Tác giả: Phan Ngọc Khuê
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 572 trang
Kích thước: 16 x 24 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 2.50)
Giới thiệu về sách:
Xưa, ngay giữa lòng Hà Nội, dân làng Tự Tháp có nghề vẽ tranh riêng và mở cửa hàng tranh ở phố Hàng Trống. Người dân đặt tên cho những bức tranh đó là tranh “Hàng Trống”. Tranh Hàng Trống là một trong ba dòng tranh dân gian tiêu biểu ở miền Bắc nước ta: tranh điệp Đông Hồ (ở Bắc Ninh), tranh đỏ Kim Hoàng (ở Hà Tây cũ) và tranh Hàng Trống (ở Hà Nội).
 
Khác với tranh Đông Hồ và tranh Kim Hoàng, tranh Hàng Trống có sự kết hợp in đen từ bản khắc gỗ, với việc tô mầu phẩm bằng tay, dùng bút mềm quét phẩm nước, luôn tạo được những chuyển màu đậm nhạt tinh tế, đáp ứng được thị hiếu chơi tranh nơi Kẻ Chợ. Tranh Hàng Trống không chỉ dùng làm tranh chơi ngày tết mà còn làm tranh thờ nên đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao hơn cách làm tranh ở làng quê. Cái hồn của bức tranh hướng theo trục cuốn phương Đông, có vận dụng thuyết âm dương - ngũ hành, tạo không gian khoáng đạt, thanh cảnh mà tinh tế. Còn cái cốt của nó mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về sự giác ngộ, về luân lý đạo đức và cả tinh thần triết học.
 
Họa sĩ Phan Ngọc Khuê là một trong số ít những nhà mỹ thuật say mê nghiên cứu về tranh dân gian Hàng Trống. Ông đã suy ngẫm, tìm tòi, sưu tầm đến mức tối đa và hệ thống lại các bức tranh trong chính công trình của mình “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội”. Nhiều vẻ đẹp mỹ thuật, giá trị nội dung và nghệ thuật của các bức tranh đã được khai phá trong công trình này. Cuốn sách không chỉ đem lại cái nhìn tổng quan, xác định những nét đặc thù của tranh dân gian Hàng Trống mà còn có sự đối chiếu, so sánh với các dòng tranh dân gian trong và ngoài nước (điển hình là tranh của Trung Quốc) để thấy được truyền thống sáng tạo nghệ thuật, sự cách tân, sự tiếp thu tinh hoa văn hóa một cách đa dạng và phong phú của cha ông ta.
 
Với một tấm lòng yêu cái đẹp dân gian, với một mong muốn “tổng kiểm kê về di sản nghệ thuật về tranh Hàng Trống Hà Nội”, họa sĩ Phan Ngọc Khuê đã cung cấp cho người đọc tới 476 bức tranh về đủ mọi thể loại đã có của tranh Hàng Trống. Qua đó, người đọc có thể lấy được nhiều tư liệu, nhiều thông tin bổ ích và đặc biệt là được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của một dòng tranh nổi tiếng đất Hà Thành.
 
Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật và giải trí hiện đại, tranh Hàng Trống dần không còn chỗ đứng. Nó đang có nguy cơ bị thất truyền. Để tìm hiểu và thưởng thức nó, chúng ta chỉ có thể đến bảo tàng hoặc thông qua một số bộ sưu tập và công trình nghiên cứu đơn lẻ. Do đó, cuốn sách “Tranh dân gian Hàng Trống - Hà Nội” ra đời không chỉ góp phần bảo tồn một dòng tranh quý, khẳng định giá trị và vị trí quan trọng của nó trong kho tàng di sản văn hóa nghệ thuật của Thăng Long - Hà Nội mà còn đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu về tranh Hàng Trống của đông đảo bạn đọc.
 
Nhà xuất bản Hà Nội xin trân trọng giới thiệu!
Sách cùng chuyên mục

Lịch sử phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016)

 Phụ nữ Việt Nam “anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”, những phẩm chất cao quý đó luôn được phát huy trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Với mục đích ghi lại những đóng góp to lớn của phụ nữ Đông Anh vào những chiến công và thành tích chung của nhân dân huyện Đông Anh trong những chặng đường đã qua, Ban Chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh đã tổ chức sưu tầm và biên doạn cuốn Lịch sử Phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016).  Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành quý III năm 2016.

Hội liên hiệp Phụ nữ Đông Anh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
368 trang
14,5 x 20,5cm

Giới thiệu sách “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”

Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật ngâm thơ và ca trù, cái tên “Kim Dung” đã trở nên thân thiết với khán thính giả trong và ngoài nước trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Cuộc đời sự nghiệp của Nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung cùng những tình cảm yêu mến của khán thính giả dành cho người nghệ sĩ “của nhân dân” này đã được thể hiện qua cuốn tự truyện “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

NSƯT. Vũ Kim Dung
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
252 trang
13 x 20,5 cm

Di tích Tây Hồ

 Cuốn Di tích Tây Hồ do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản năm 2016. Cuốn sách giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng.

Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
384
14.5 x 20.5 cm

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930 - 2017)

 

Xã Xuân Nộn nằm ở vị trí phía bắc của huyện Đông Anh, là vùng đất ven sông Cà Lồ - phân lưu của sông Hồng, do vậy vùng đất này đã được chọn là địa bàn quần cư, sinh sống của cư dân Việt cổ từ rất sớm.

Xuân Nộn gồm có 5 làng cổ: Lương Quy (Kim Lớn), Đường Yên (Kim Con), Xuân Nộn (Bẽ), Đình Trung (Nhạn Đình), Đường Nhạn (Nhạn Đường), Kim Tiên (Tươn) và khu dân cư mới chợ Kim.

Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Nộn
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
412 trang
14,5 x 20,5 cm

Văn hóa giao thông

Chính phủ đã chọn năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát động Thông điệp: “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta” nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân. Hưởng ứng thông điệp đó, Cuốn sách “Văn hóa giao thông” do TS. Phạm Ngọc Trung chủ biên được xuất bản sẽ là một tài liệu giúp bạn đọc hiểu hơn về Văn hóa giao thông ở nước ta.
TS. Phạm Ngọc Trung
Nhà Xuất bản Hà Nội
2012
360 trang
13 x 19 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)