
VHXH - Lịch sử
Lịch sử phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016)
Phụ nữ Việt Nam “anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”, những phẩm chất cao quý đó luôn được phát huy trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Với mục đích ghi lại những đóng góp to lớn của phụ nữ Đông Anh vào những chiến công và thành tích chung của nhân dân huyện Đông Anh trong những chặng đường đã qua, Ban Chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh đã tổ chức sưu tầm và biên doạn cuốn Lịch sử Phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016). Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành quý III năm 2016.
Tác giả:
Hội liên hiệp Phụ nữ Đông Anh
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2016
Tổng số trang:
368 trang
Kích thước:
14,5 x 20,5cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:
Ngoài phần mở đầu giới thiệu khái quát những đặc điểm truyền thống lịch sử của quê hương Đông Anh, cuốn sách gồm 5 chương ghi lại những chặng đường lịch sử đầy gian lao thử thách những cũng rất vẻ vang và đáng tự hào của phụ nữ Đông Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Đông Anh. Trải qua các thời kỳ từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cùng những bước chuyển mình cùng cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phụ nữ Đông Anh nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung luôn phát huy truyền thống anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang, góp phần to lớn vào những thắng lợi của huyện, của Thủ đô và đất nước. Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay, phụ nữ Đông Anh ngày càng phát huy sự sáng tạo, năng động, chủ động trong mọi lĩnh vực. Họ đang ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trên tất cả các lĩnh vực và các hoạt động xã hội. Song họ vẫn luôn là những người “giữ lửa” cho sự yên vui, hạnh phúc của các gia đình. Dù ở vai trò hay cương vị nào, phụ nữ Đông Anh nói riêng, phụ nữ Việt Nam nói chung vẫn luôn là những người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, phụ nữ Đông Anh đang tiếp nối truyền thống cha anh, góp phần tô thắm những trang sử hào hùng, vẻ vang của huyện, Thủ đô và cả nước.
Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!
 Sách cùng chuyên mục
Tướng Vương Thừa Vũ - một người Hà Nội
Trung tướng Vương Thừa Vũ là một trong những danh tướng tài ba mà tên tuổi và sự nghiệp của ông đã gắn liền với những trang sử vẻ vang chống ngoại xâm của Quân đội nhân dân Việt Nam như một huyền thoại.
Nguyễn Chu Phác
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
224 trang
14.5 x 20.5 cm
Hồi ức thời hoa lửa
Nhân kỷ niệm ngày truyền thống của đơn vị, Ban Liên lạc Bạn chiến đấu Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B tập hợp những trang hồi ức, ghi chép, mẩu chuyện, bài thơ, bản nhạc, tranh vẽ, ảnh chụp của chính những người đã trực tiếp chiến đấu, phục vụ chiến đấu trên chiến trường Quảng Trị 1972 - 1973 và các bài phóng sự, ký sự của phóng viên các báo, đài Trung ương, địa phương viết về quá trình xây dựng, chiến đấu của Trung đoàn 64 - Vĩnh Định anh hùng thành cuốn sách với tựa đề Hồi ức thời hoa lửa.
Ban Liên lạc Bạn chiến đấu Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
548 trang
16 x 24 cm
Kiên trung bất khuất, tập 4
Qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã có hàng vạn người con ưu tú của Thủ đô bị địch bắt, tù đày, hàng ngàn chiến sĩ cộng sản bị tra tấn dã man, nhiều người bị thương tật, tàn phế, nhiều người đã anh dũng hy sinh. Nhưng các chiến sĩ cách mạng bị giam trong ngục tù của đế quốc vẫn kiên trung bất khuất, giữ trọn khí tiết của người cộng sản, giữ vững ý chí của người cách mạng với niềm tin son sắt vào thắng lợi cuối cùng.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ban Đại diện các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
252
14.5 x 20.5 cm
Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng
Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.
Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm
Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013)
Nằm ở cửa ô phía tây bắc cách trung tâm thành phố không xa, địa bàn phường Yên Phụ một bên giáp với sông Hồng, một bên giáp với hồ Tây - thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, lớp lớp cư dân nơi đây đã đoàn kết, chung tay tạo dựng truyền thống tốt đẹp: lao động cần cù, mở mang làng xóm, phát triển kinh tế, kiên cường bất khuất chiến đấu giữ làng, giữ nước. Yên Phụ còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như đình Yên Phụ, chùa Trần Quốc… thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.
Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
256 trang
14,5 x 20,5 cm
|
|
|