Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Di tích Tây Hồ

 Cuốn Di tích Tây Hồ do UBND quận Tây Hồ phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản năm 2016. Cuốn sách giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng.

Tác giả: Ủy ban nhân dân quận Tây Hồ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 384
Kích thước: 14.5 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 4.75)
Giới thiệu về sách:

Giữa lòng Thủ đô đông đúc, tấp nập lại có một hồ nước rộng, sáng như gương, sóng vỗ dạt dào, thời Bắc thuộc tưởng nơi đây là Thuỷ quốc nên gọi là hồ Lãng Bạc. Hồ mịt mù khói toả nên thời Lý - Trần gọi là hồ Dâm Đàm. Hồ cong cong như vầng trăng khuyết nên gọi là hồ Nga My. Hồ ở phía tây kinh thành Thăng Long, phong cảnh mỹ lệ nên từ thời Lê đến nay gọi là Hồ Tây.

Không chỉ là một thắng cảnh đẹp, là tài sản vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho mảnh đất ngàn năm văn hiến Thăng Long – Hà Nội mà Hồ Tây còn là một vùng địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra biết bao người con ưu tú góp công xây dựng và bảo vệ đất nước. Những con người đó không chỉ góp phần cho Hồ Tây thêm đẹp về cảnh sắc, tâm hồn mà cùng với đó là sự phong phú về văn hoá tâm linh với đền, miếu, mộ chí danh nhân… Để người dân sinh sống xung quanh Hồ Tây cũng như đông đảo người dân Thủ đô và cả nước biết bên cạnh một thắng cảnh phong thuỷ hữu tình con người hiền hậu, xung quanh Hồ Tây còn là nơi hội tụ nhiều điểm di tích lịch sử - văn hoá và di tích cách mạng, năm 2000, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ đã xuất bản cuốn sách Danh tích Tây Hồ, giới thiệu 23 di tích đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hoá, di tích cách mạng (tính thời điểm đó), năm 2012 đã xuât bản Di tích Tây Hồ giới thiệu 42 di tích còn lại.

Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Tây Hồ, Quận uỷ, HĐND, UBND quận chỉ đạo biên soạn cuốn Di tích Tây Hồ trên cơ sở hai cuốn đã xuất bản có bổ sung chỉnh sửa. Cuốn sách này giới thiệu tất cả 66 di tích, trong đó 37 di tích đã được xếp hạng cấp Quốc gia và cấp Thành phố. Ngoài những di tích được giới thiệu ở đây, trên địa bàn Tây Hồ còn một số ngôi miếu và nhà thờ quá nhỏ, không đủ tư liệu nên ban biên soạn không đưa vào cuốn sách này.

Quận uỷ, HĐND, UBND quận Tây Hồ cùng Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách Di tích Tây Hồ tới nhân dân Tây Hồ cùng bạn đọc Thủ đô và cả nước.

Sách cùng chuyên mục

Giản yếu sử Việt Nam - Công trình vì một tình yêu sử học

Lâu nay, người ta nói nhiều đến việc học sinh không còn yêu thích môn sử học, không thiết tha với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa nước nhà. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó một phần quan trọng đó là các chương trình dạy và học sử thường đơn điệu, cung cấp quá nhiều dữ kiện phải nhớ, phải thuộc… Chính vì vậy, nhiều khi học sinh, sinh viên học sử xong rồi lại quên ngay. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy nhiều người còn không phân biệt được tên của những danh nhân văn hóa, những anh hùng dân tộc của nước nhà. Điều đáng buồn đó day dứt trong lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sử, trong đó có tác giả Đặng Duy Phúc.

Đặng Duy Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
704 trang
14,5 x 20,5 cm

Hà Nội cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại

Lâu nay tên tuổi nhà báo Hồ Quang Lợi đã trở nên quen thuộc, đầy sức nặng dưới nhan đề các bài báo chính luận, bình luận những sự kiện thời sự nóng bỏng trong nước và quốc tế. Nói đến ông, người ta nghĩ đến một nhà báo xông xáo, lịch lãm với tư duy nhạy bén, mẫn cảm tinh tế để cảm nhận và đánh giá sự kiện mang tầm dự báo. Là người chứng kiến thủ đô Hà Nội thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính trên cương vị Tổng Biên tập báo Hànộimới - rồi sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nhà báo Hồ Quang Lợi luôn theo sát từng bước chuyển mình này của Thủ đô và ông coi đó là “Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”.

Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
444 trang
14,5 x 20,5 cm

Suy ngẫm đầu tuần

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc . Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi đắp và kết tinh, tạo nên sức sống mãnh liệt , giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió, phát triển và lớn mạnh.

Báo Hà Nội Mới
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
218 trang
15 x 22 cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)