Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Tác giả: Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 176 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:

 Cự Đà còn có tên cổ là Ngô Khê, nằm dọc bên dòng Nhuệ Giang, vốn là một làng thuần nông nhưng với địa thế “Nhất cận thị, nhị cận giang” thuận đủ bề để Cự Đà phát triển hơn nhiều làng khác. Từ lâu Cự Đà đã “trên bến dưới thuyền” buôn bán tấp nập trở thành một làng giàu có, nhiều ngôi nhà đã được xây dựng theo phong cách hiện đại mang nhiều nét kiến trúc của Pháp rất độc đáo từ thế kỷ XX.

Tác giả Vũ Kiêm Ninh, một người con Kẻ Bưởi - Hà Nội đã dành nhiều tâm trí và sức lực nghiên cứu về lịch sử văn hóa dân gian Hà Nội qua một số tác phẩm như: Cổng làng Hà Nội xưa và nay (2007, 2013), Chuyện xưa và nay (2009), Kể chuyện hồ Tây... được nhiều độc giả yêu thích. Do nhân duyên với Cự Đà, tác giả đã dành nhiều thời gian điền dã thực địa, sưu tâm tư liệu để biên soạn cuốn sách “Làng Cự Đà xưa và nay”.  Đây là một cuốn sách khảo cứu, ghi chép khái quát về lịch sử văn hóa dân gian làng Cự Đà. Ngoài lời giới thiệu của Nhà xuất bản, đôi lời cùng bạn đọc của tác giả và phần phụ lục thì cuốc sách được chia làm bốn phần chính:

Phần 1: Cự Đà - Làng Việt có lịch sử lâu đời

Phần 2: Tổ chức cuộc sống ngày xưa

Phần 3: Sự nghiệp văn hóa

Phần 4: Diện mạo mới Cự Đà

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Trung đoàn Thủ Đô – Ngày về vinh quang

Trung đoàn Thủ Đô - ngày về vinh quang là nhan đề cuốn sách do Ban Liên lạc truyền thống cựu chiến binh Trung đoàn Thủ Đô biên soạn dưới sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội, sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành hướng đến chào mừng kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2014) đồng thời tri ân những chiến sĩ “cảm tử” của Trung đoàn Thủ Đô anh hùng, những người con đã sống, chiến đấu và hy sinh cho mảnh đất này.

Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
468 trang
16 x 24 cm

Lịch sử cách mạng phường Yên Phụ (1930-2013)

Nằm ở cửa ô phía tây bắc cách trung tâm thành phố không xa, địa bàn phường Yên Phụ một bên giáp với sông Hồng, một bên giáp với hồ Tây - thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Trải qua quá trình lịch sử lâu dài, lớp lớp cư dân nơi đây đã đoàn kết, chung tay tạo dựng truyền thống tốt đẹp: lao động cần cù, mở mang làng xóm, phát triển kinh tế, kiên cường bất khuất chiến đấu giữ làng, giữ nước. Yên Phụ còn nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa như đình Yên Phụ, chùa Trần Quốc… thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, vãn cảnh và lễ chùa.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Yên Phụ
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
256 trang
14,5 x 20,5 cm

Văn hóa giao thông

Chính phủ đã chọn năm 2012 là “Năm An toàn giao thông”. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát động Thông điệp: “Giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông là trách nhiệm của mỗi người trong chúng ta” nhằm nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi công dân. Hưởng ứng thông điệp đó, Cuốn sách “Văn hóa giao thông” do TS. Phạm Ngọc Trung chủ biên được xuất bản sẽ là một tài liệu giúp bạn đọc hiểu hơn về Văn hóa giao thông ở nước ta.
TS. Phạm Ngọc Trung
Nhà Xuất bản Hà Nội
2012
360 trang
13 x 19 cm

Gia phả dòng tộc

 Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả. 

Mai Hoa (sưu tầm, biên soạn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
216 trang
20,5 x 29,5 cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)