Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự

 Để hệ thống lại những sự kiện liên quan đến vấn đề Nam Bộ kháng chiến một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác, dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ hiện có, năm 2007 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức biên soạn và xuất bản sách “Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) qua tài liệu lưu trữ”. Sau cuốn sách có tính khái quát cao, bao gồm hầu hết các tiêu đề hồ sơ tài liệu và tóm tắt những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ này, các cuốn công bố toàn văn theo các chuyên đề lần lượt ra mắt độc giả. Một trong những cuốn đó là Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự được biên soạn và xuất bản.

Tác giả: Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 900
Kích thước:
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Cuốn sách với hơn 900 trang, nội dung gồm có hai phần chính:

- Phần I: Tài liệu chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về quân sự đối với Nam Bộ

Phần này bao gồm các sắc lệnh, thông tư, nghị định, quyết định, công văn… về vấn đề quân sự của Nam Bộ; thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ gửi đồng bào chiến sĩ, các đơn vị, địa phương Nam Bộ.

- Phần II: Các hoạt động quân sự tại Nam Bộ

Phần này gồm văn bản về tình hình quân sự các năm trong toàn Nam Bộ nói chung và một số địa phương Nam Bộ (tỉnh, huyện…) nói riêng; các hội nghị quân sự tại Nam Bộ; một số chiến dịch, trận đánh…

Sau chín năm vừa đánh giặc, vừa củng cố chính quyền và phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, cuối cùng Nam Bộ giành được thắng lợi vẻ vang hoà cùng thắng lợi chung của toàn dân tộc. Với việc hệ thống, khái quát những văn bản tư liệu về quân sự trong 9 năm, cuốn sách Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự sẽ mang đến cho độc giả những thông tin quan trọng, những số liệu cụ thể phản ánh khách quan về một Nam Bộ trong kháng chiến bền bỉ, anh dũng, quật cường.

Nhà xuất bản Hà Nội cùng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
279 trang
20 x 29cm

Nhà xuất bản và tôi

Hà Nội vẫn đang trong những ngày cuối thu đẹp xao xuyến. Dư âm không khí tưng bừng náo nhiệt kỷ niệm 60 năm Thủ đô hoàn toàn giải phóng vẫn còn ngập tràn trên khắp các đường phố. Bên cạnh niềm vui chung đó, tất cả cán bộ, biên tập viên, công nhân viên của Nhà xuất bản Hà Nội còn có niềm vui riêng giản dị nhưng vô cùng lắng đọng và sâu sắc: Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Nhà xuất bản.

Nhà xuất bản Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
276 trang
15 x 22 cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm

Giới thiệu sách “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”

Hơn 50 năm cống hiến cho nghệ thuật ngâm thơ và ca trù, cái tên “Kim Dung” đã trở nên thân thiết với khán thính giả trong và ngoài nước trong những thập niên 80, 90 của thế kỷ XX. Cuộc đời sự nghiệp của Nghệ sĩ ưu tú Vũ Kim Dung cùng những tình cảm yêu mến của khán thính giả dành cho người nghệ sĩ “của nhân dân” này đã được thể hiện qua cuốn tự truyện “Con đường đến với nghệ thuật ngâm thơ và ca trù”. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2015.

NSƯT. Vũ Kim Dung
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
252 trang
13 x 20,5 cm

Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua Tư liệu địa chính

 Cuốn sách Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là cuốn sách thứ hai của PGS.TS Phan Phương Thảo va cộng sự trong con đường khai phá các tư liệu địa chính về các khu phố cổ, khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam ấn hành quý I năm 2017.

PGS.TS Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
420
15x24cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)