Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-2015

Quận Thanh Xuân được thành lập theo Nghị định số 74/NĐ-CP ngày 22/11/1996 của Chính phủ và đi vào hoạt động từ ngày 1/1/1997. 

 

 

Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ quận Thanh Xuân
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 312
Kích thước: 14,5x20,5
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Là một trong các quận mới của thành phố Hà Nội, quận Thanh Xuân vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, có truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời. Với mục đích giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, cách mạng cho nhân dân trên địa bàn quận đặc biệt là các thế hệ trẻ; thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TU ngày 6/8/2009 của Thành ủy Hà Nội về việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn lịch sử Đảng và giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân; đồng thời hướng đến kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Thanh Xuân, Ban Chấp hành Đảng bộ Quận phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn và xuất bản cuốn sách Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-205. cuốn sách được ấn hành quý 4/2016.

Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân (1930 – 2015) là sự tổng kết quá trình hình thành và phát triển của Đảng bộ quận nói riêng của quận Thanh Xuân nói chung. Đó là quá trình đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc và xây dựng quê hương đất nước trong thời kỳ hoà bình dưới sự lãnh của Đảng Cộng sản Việt Nam  từ năm 1930 đến năm 2015. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, dưới sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là Đảng bộ quận, quân và dân Thanh Xuân đã làm nên các thắng lợi to lớn góp phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những năm hoà bình lập lại, trải qua những khó khăn thiếu thốn, nhân dân Thanh Xuân cùng nhân dân Thủ đô và cả nước luôn đoàn kết xây dựng quê hương ngày càng phát triển, giàu mạnh.

Cuốn sách gồm chương: Chương 1: Vùng đất – con người Thanh Xuân: giới thiệu khái quát về vùng đất, con người và truyền thống của nhân dân Thanh Xuân. Quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, giải phóng quê hương của nhân dân Thanh xuân từ Cách mạng tháng Tám 1945 đến giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; Chương 2: Lãnh đạo quận Thanh Xuân lãnh đạo nhân dân trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá Thủ đô và đất nước (1997-2015). Ngoài ra phần phụ lục cung cấp cho bạn đọc về những người anh hùng, những thế hệ cán bộ lãnh đạo quận qua các thời kỳ... Qua đó càng làm sáng tỏ thêm truyền thống cách mạng của Đảng bộ và nhân nhân quận qua các thời kỳ lịch sử.

Có thể nói Lịch sử Đảng bộ quận Thanh Xuân 1930-2015 là những thước phim tư liệu quý giá về sự hình thành và phát triển của Đảng bộ quận qua các mốc son lịch sử của dân tộc. Cuốn sách có ý nghĩa chính trị tư tưởng to lớn đối với nhân dân Thủ đô nói chung và nhân dân quận Thanh Xuân nói riêng.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Văn hóa Việt Nam thường thức

Với mong muốn phổ cập tri thức văn hoá trên hầu khắp mọi lĩnh vực, Chủ biên Nguyễn Tiến Dũng và tập thể ban biên soạn - những người có tâm huyết với  văn hóa đất nước đã biên soạn cuốn sách Văn hóa Việt Nam thường thức với mục đích lớn nhất là giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ tra cứu khi cần thiết, có cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam như nó vốn có. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2018.

Nguyễn Tiến Dũng
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
672 trang
24 x 24cm

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2015)

 Khương Đình nằm ở phía tây nam Hà Nội là một miền đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Trải qua bao biến đổi, Khương Đình trở thành nơi hội tụ của bốn phương, các thế hệ cư dân ở đây dù là những người định cư lâu năm hay từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp, đều đồng lòng hợp sức, xây dựng quê hương anh dũng kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

 

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Khương Đình
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
212
14,5 x 20,5 cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội

Nằm ở phía tây bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được nhà Sử học Phan Huy Chú ghi nhận là nơi tụ khí, tinh hoa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân trong huyện chung lưng đấu cật, vật lộn với những bất lợi của tự nhiên để khai phá và cải tạo đất đai, lập nên làng xóm trù mật. Dựa trên nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, kết hợp các nghề thủ công, cư dân các làng hình thành một thiết chế làng – xã chặt chẽ, gắn tình cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên với cộng đồng.
Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đông Anh
NXB Hà Nội
2010
740 trang

Suy ngẫm đầu tuần

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là kết tinh những giá trị tinh thần cốt lõi và đặc sắc của dân tộc . Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, nền văn hóa Việt Nam không ngừng được bồi đắp và kết tinh, tạo nên sức sống mãnh liệt , giúp cộng đồng các dân tộc Việt Nam vượt qua sóng gió, phát triển và lớn mạnh.

Báo Hà Nội Mới
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
218 trang
15 x 22 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)