Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2015)

 Khương Đình nằm ở phía tây nam Hà Nội là một miền đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Trải qua bao biến đổi, Khương Đình trở thành nơi hội tụ của bốn phương, các thế hệ cư dân ở đây dù là những người định cư lâu năm hay từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp, đều đồng lòng hợp sức, xây dựng quê hương anh dũng kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

 

Tác giả: Ban Chấp hành Đảng bộ phường Khương Đình
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2016
Tổng số trang: 212
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Từ ngày có Đảng và Bác Hồ dẫn lối chỉ đường, nhân dân Khương Đình một lòng theo Đảng, cùng cả nước đứng lên làm Cách mạng tháng Tám thành công. Trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Khương Đình cùng nhân dân Hà Nội mở đầu toàn quốc kháng chiến, với tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”. Những năm tạm chiếm, Khương Đình không bao giờ nguôi ngọn lửa đấu tranh cách mạng cho tới ngày Hà Nội được giải phóng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đảng bộ và nhân dân Khương Đình sát cánh cùng nhân dân Thủ đô góp phần đánh bại hai lần chiến tranh phá hoại do đế quốc Mỹ gây ra, chi viện sức người, sức của cho miền Nam với ý chí “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”. Trong thời kỳ đổi mới, bước vào giai đoạn xây dựng và phát triển, Đảng bộ và nhân dân Khương Đình cùng nhau chung sức góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước, các thế hệ nhân dân Khương Đình luôn nêu cao tinh thần yêu nước, cách mạng. Nhằm khơi dậy và lan tỏa ý nghĩa giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng, tạo động lực thúc đẩy phường Khương Đình phát triển toàn diện, Ban Chấp hành Đảng bộ phường Khương Đình tiến hành biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2015)”. Cuốn sách có chỉnh lý, bổ sung cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2006).

Cuốn sách được chia gồm 5 phần giới thiệu những đặc điểm, truyền thống, cùng quá trình đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình, nhất là việc chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước qua từng giai đoạn cách mạng.

Cuốn sách ra mắt bạn đọc thiết thực chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập quận Thanh Xuân và phường Khương Đình, góp phần tạo động lực tinh thần để cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phường không ngừng phấn đấu, xây dựng Khương Đình ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm

Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội - Di sản văn hóa thế giới

Để tuyên truyền, quảng bá giá trị khu di sản, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, phát hành cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội – Di sản văn hóa thế giới”. Cuốn sách được biên soạn dựa trên Hồ sơ khoa học đề cử di sản văn hóa thế giới, đệ trình Ủy ban di sản Thế giới năm 2009.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
148
20x25cm

Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự

 Để hệ thống lại những sự kiện liên quan đến vấn đề Nam Bộ kháng chiến một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác, dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ hiện có, năm 2007 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức biên soạn và xuất bản sách “Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) qua tài liệu lưu trữ”. Sau cuốn sách có tính khái quát cao, bao gồm hầu hết các tiêu đề hồ sơ tài liệu và tóm tắt những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ này, các cuốn công bố toàn văn theo các chuyên đề lần lượt ra mắt độc giả. Một trong những cuốn đó là Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự được biên soạn và xuất bản.

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
900

Lịch sử phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016)

 Phụ nữ Việt Nam “anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang”, những phẩm chất cao quý đó luôn được phát huy trong các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Với mục đích ghi lại những đóng góp to lớn của phụ nữ Đông Anh vào những chiến công và thành tích chung của nhân dân huyện Đông Anh trong những chặng đường đã qua, Ban Chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ huyện Đông Anh đã tổ chức sưu tầm và biên doạn cuốn Lịch sử Phụ nữ huyện Đông Anh (1930-2016).  Cuốn sách được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành quý III năm 2016.

Hội liên hiệp Phụ nữ Đông Anh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
368 trang
14,5 x 20,5cm

Gia phả dòng tộc

 Cội rễ, gốc gác với nhiều người Việt Nam thật đơn giản mà ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với gốc đa, giếng nước, sân đình, những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam, cội rễ với đa phần người Việt còn là sự gắn kết và tiếp nối của bao thế hệ qua những bộ gia phả. 

Mai Hoa (sưu tầm, biên soạn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
216 trang
20,5 x 29,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)