Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Lạng Sơn - 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018)

 

Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/1/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh các  phong trào Thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra
Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm thực hiện các hoạt động hướng đến ngày lễ trọng đại này, trong đó đặc biệt chỉ đạo biên soạn xuất bản cuốn sách Lạng Sơn - 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018). Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành đúng vào dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Tác giả:
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2018
Tổng số trang:
Kích thước:
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Lạng Sơn - 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018) là một công trình nghiên cứu, sưu tập hoạt động thi đua yêu nước của Đảng bộ, nhân dân tỉnh qua các chặng đường lịch sử. Mục đích của cuốn sách là việc hệ thống lại toàn bộ quá trình 70 năm thi đua yêu nước để ghi nhân, tự hào và tôn vinh những đóng góp to lớn, toàn diện của các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ tỉnh Lạng Sơn. Qua đó chúng ta cái nhìn khái quát về  những phương cách, nội dung, hình thức tổ chức thi đua yêu nước đầy sáng tạo của cán bộ, quân và dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn, đồng thời làm cơ sở cho việc học tập, giáo dục, phát huy truyền thống và làm bài học kinh nghiệm cho việc tiếp tục tổ chức các hoạt động thi đua yêu nước trong những giai đoạn tiếp theo.

Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần thứ nhất của cuốn sách khái quát truyền thống 70 năm thi đua yêu tỉnh Lạng Sơn qua các thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Phần thứ hai của cuốn sách dành để tôn vinh những tấm gương điển hình tiên tiến trên mọi lĩnh vực trong phong trào thi đua yêu nước của tỉnh trong suốt 70 năm qua.

Có thể nói, cuốn sách chứa đựng những tư liệu lịch sử quý giá, góp phần làm rạng rỡ hơn những giá trị yêu nước truyền thống của tỉnh Lạng Sơn nói riêng của dân tộc Việt Nam nói chung.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Sách cùng chuyên mục

Giản yếu sử Việt Nam - Công trình vì một tình yêu sử học

Lâu nay, người ta nói nhiều đến việc học sinh không còn yêu thích môn sử học, không thiết tha với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa nước nhà. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó một phần quan trọng đó là các chương trình dạy và học sử thường đơn điệu, cung cấp quá nhiều dữ kiện phải nhớ, phải thuộc… Chính vì vậy, nhiều khi học sinh, sinh viên học sử xong rồi lại quên ngay. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy nhiều người còn không phân biệt được tên của những danh nhân văn hóa, những anh hùng dân tộc của nước nhà. Điều đáng buồn đó day dứt trong lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sử, trong đó có tác giả Đặng Duy Phúc.

Đặng Duy Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
704 trang
14,5 x 20,5 cm

Khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội - Di sản văn hóa thế giới

Để tuyên truyền, quảng bá giá trị khu di sản, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, phát hành cuốn sách “Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội – Di sản văn hóa thế giới”. Cuốn sách được biên soạn dựa trên Hồ sơ khoa học đề cử di sản văn hóa thế giới, đệ trình Ủy ban di sản Thế giới năm 2009.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
148
20x25cm

Nước Nhật nhìn từ những thứ bình thường

 Cuốn sách thuộc thể loại tản văn gồm 28 câu chuyện nhỏ, những câu chuyện bình thường về nước Nhật như: chuyện về một nông gia, chuyện người Nhật “tốt” hay “không tốt”, nghệ sĩ Nhật trở thành nghị sĩ, lễ khai giảng ở một trường mầm non, thảm họa động đất Đông Nhật Bản,… 

Nguyễn Quốc Vương
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
200 trang
12 x 19cm

Thụy Lâm truyền thống lịch sử văn hóa và cách mạng

 Xã Thụy Lâm ở phía Đông Bắc huyện Đông Anh, là vùng đất cổ ở ven sông Cà Lồ, có bề dầy truyền thống lịch sử văn hóa. Thời phong kiến nơi đây gồm ba xã: Thụy Lôi, Thư Lâm và Đào Thục thuộc huyện Yên Phong, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc; từ năm Bính Tý đời Tự Đức (năm 1876), cả ba xã được cắt chuyển về huyện Đông Anh; sau đó thuộc nhiều đơn vị hành chính cấp tỉnh khác nhau. Từ năm 1949, thành lập xã Tiến Mỹ (Tiến Bộ) gồ ba xã trên, nay là xã Thụy Lâm Tháng 5 năm 1961, xã được nhập về thành phố Hà Nội cùng cả huyện Đông Anh.

Huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; Đảng ủy - HĐND - UBND xã Thụy Lâm
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
14,5x20,5cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)