Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
LÀNG CỔ HÀ NỘI

 Thành phố Hà Nội hiện nay gồm 17 huyện, 12 quận và 1 thị xã. Với nông thôn rộng và vùng ven nội (huyện chuyển thành quận) còn sản xuất nông nghiệp, nên ở Hà Nội có nhiều địa danh mang tên làng, trong đó một số địa phương còn bảo tồn được các làng cổ. Là đề tài thuộc mảng sách Kinh tế, văn hoá, xã hội của Dự án “Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến”, bộ sách Làng cổ Hà Nội được giới thiệu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị - Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Thăng Long - Hà Nội chủ trì việc tổ chức biên soạn.

Tác giả: Lưu Minh Trị
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: Tập 1: 636, Tập 2: 620
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Với 1.256 trang in, bộ sách “Làng cổ Hà Nội” gồm hai nội dung chính: Phần 1 -Dấu ấn văn hoá của làng Việt và làng cổ Hà Nội; Phần 2 - Một số làng cổ tiêu biểu ở Hà Nội. Ngoài ra, còn có ảnh minh hoạ ở mỗi làng, phụ lục ảnh màu và phần Phụ lục. Đây là một đề tài nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn công phu do Tiến sĩ Lưu Minh Trị chỉ đạo và thực hiện, với sự tham gia của các nhà khoa học và cán bộ quản lý văn hóa các cấp. Cuốn sách cũng được tham khảo, chắt lọc từ nhiều nguồn tài liệu hiện có về lịch sử, văn hóa, di sản văn hóa, kể cả tài liệu truyền thống của làng xã.

Để lựa chọn được các làng cổ tiêu biểu đưa vào cuốn sách, Ban Biên soạn “Làng cổ Hà Nội” đã xây dựng tiêu chí chung nhận diện làng cổ Hà Nội, trong đó cốt lõi là: làng được tạo lập từ 300 năm trở lên (từ đầu thế kỷ thứ XVIII), hiện còn bảo lưu được nhiều nét đặc sắc của văn hóa làng Việt. Từ tiêu chí, qua khảo sát, hội thảo, Ban Biên soạn đã chọn ra một số làng cổ tiêu biểu bao gồm: làng cổ tiêu biểu toàn diện; làng cổ tiêu biểu trên một số thành tố đặc sắc. Trong cuốn sách “Làng cổ Hà Nội” được giới thiệu 70 làng cổ tiêu biểu và 8 cụm làng cổ điển hình (gồm các làng cổ trong một xã hay một phường).

Bộ sách ra mắt một lần nữa khẳng định những giá trị văn hóa tiêu biểu của mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến. Nhà xuất bản Hà Nội xin trân trọng giới thiệu hai tập sách “Làng cổ Hà Nội” cùng bạn đọc.

Sách cùng chuyên mục

Từ điển đường phố Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
TS. Nguyễnn Viết Chức (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2009
1068 trang
16x24 cm

Hoa đất Thăng Long

 Hà Nội là thủ đô, nơi hội tụ tinh hoa đất trời, thu hút hương nhụy của mọi miền đất nước. Ở đó là hồn thiêng sông núi mà bất cứ ai đi bốn phương trời đều hướng về Hà Nội. Mỗi người dân Việt Nam yêu nước đều tự hào về Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội ngàn năm văn hiến do các thế hệ người dân Việt Nam xây dựng và giữ gìn. 

Nguyễn Ngọc Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
328 trang
14,5x20,5 cm

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở Thăng Long - Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: KX.09
PGS.TS. Võ Quang Trọng (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
296 trang

Giới thiệu sách “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội”

 Đã có rất nhiều công trình viết về mảnh đất, con người Thăng Long - Hà Nội với nhiều phương diện và từ những cách tiếp cận khác nhau. Từ góc độ của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Kim Thản đã vận dụng những lý thuyết, cơ sở lý luận ngôn ngữ học để tìm hiểu về “lời ăn tiếng nói” hay nói cách khác là cách sử dụng lời nói - hình thức giao tiếp của người Hà Nội.

Nguyễn Kim Thản
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
152
14,5x20,5

Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
16x24
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)