Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách văn hóa - xã hội
Giới thiệu sách “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)”

Phong trào Thơ mới là một trào lưu thơ ca có vai trò quan trọng trong tiến trình thơ Việt Nam hiện đại. Tuy chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng với những cách tân lớn lao về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật, phong trào đã mở ra một thời đại mới cho nền thi ca dân tộc. Đã có rất nhiều cuốn sách nghiên cứu về phong trào Thơ mới trên tất cả các phương diện tuy nhiên chưa có công trình nào mang tính hệ thống lại toàn bộ lịch sử hình thành, phát triển của phong trào theo hình thức biên niên. Với sự cần thiết đó, đề tài “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” đã được tổ chức biên soạn trong Dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II.

Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: Tập 1 - Số trang: 776; Tập 2 - Số trang: 816
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Công trình “Biên niên sử phong trào Thơ mới Hà Nội (1932 - 1945)” nhằm sưu tập, thống kê các nguồn tài liệu liên quan đến phong trào Thơ mới theo tiến trình thời gian, ghi nhận một thời đại thi ca gắn với quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc, kết quả của cuộc tiếp xúc văn hóa Đông - Tây và nằm trong tiến trình đổi mới, phát triển của cả nền thơ phương Đông.

Phạm vi tư liệu bao gồm tất cả các vấn đề: tác giả, đội ngũ, nội dung, hình thức, giai đoạn, trào lưu, trường phái, định hướng tiếp nhận; các phương diện nghiên cứu, lý luận, phê bình; các bài tựa, bạt, phát biểu cảm tưởng, phân tích, bình luận, bình giảng; các sự kiện gắn với xuất bản, tiếp nhận, trao đổi ý kiến, nhận định, đọc sách, điểm sách, tin sách, tin thơ, giới thiệu chân dung, hồi ức, kỷ niệm của người đương thời phong trào Thơ mới bàn về Thơ mới…

Cuốn sách gồm có hai phần:

- Lời dẫn: Giới thiệu khái lược về nội dung, mục đích, quy cách biên soạn của công trình; đánh giá về giá trị của phong trào Thơ mới từ góc độ như một diễn ngôn lịch sử.

- Phần Biên niên sử: Liệt kê các sự kiện liên quan đến quá trình hình thành, phát triển của phong trào Thơ mới từ 1932 đến 1945 thông qua việc trích dẫn (nguyên văn hoặc tóm tắt) các tư liệu sách báo và tạp chí được xuất bản trong thời kỳ này.

Cuốn sách được đánh giá là một công trình có có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao. Thông qua việc hệ thống hóa các nguồn tài liệu quý hiếm trên các nguồn sách báo trước 1945, cuốn sách nhằm đưa đến một cái nhìn toàn cảnh về tất cả các vấn đề, sự kiện, hiện tượng được sắp xếp theo tiến trình thời gian từ đó phục dựng lại diện mạo phong trào Thơ mới. Công trình sau khi được xuất bản sẽ là nguồn tư liệu có giá trị, phục vụ cho việc tìm hiểu nghiên cứu, giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại và góp phần bảo tồn những giá trị của nền văn học dân tộc.

  Hoàng Linh

Sách cùng chuyên mục

Giới thiệu sách “Lời ăn tiếng nói của người Hà Nội”

 Đã có rất nhiều công trình viết về mảnh đất, con người Thăng Long - Hà Nội với nhiều phương diện và từ những cách tiếp cận khác nhau. Từ góc độ của một nhà nghiên cứu ngôn ngữ, tác giả Nguyễn Kim Thản đã vận dụng những lý thuyết, cơ sở lý luận ngôn ngữ học để tìm hiểu về “lời ăn tiếng nói” hay nói cách khác là cách sử dụng lời nói - hình thức giao tiếp của người Hà Nội.

Nguyễn Kim Thản
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
152
14,5x20,5

Thủ đô Hà Nội

Thể loại sách: Nghiên cứu biên soạn. Mảng sách: Văn hoá - Xã hội.
PGS.TS Nguyễn Chí Mỳ (Chủ biên)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
424

Phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội

Thể loại sách: Tuyển chọn - Mảng sách: Văn hóa - Xã hội
GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ trì tuyển chọn)
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
1564 trang
16 x 24 cm

Đông Kinh Nghĩa Thục và Văn thơ Đông Kinh Nghĩa Thục

Đề tài tiếp tục hướng nghiên cứu của tác giả từ năm 1982, lúc đó, mới như một chuyên khảo. Đến năm 1997, tác giả có bổ sung thêm nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Bản thảo lần này được nghiên cứu tương đối toàn diện về: lịch sử, văn hoá, xã hội, tư tưởng của phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Bên cạnh đó tác giả đã sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu gần như toàn bộ thơ văn của các tác giả trong phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Nhiều trước tác của các tác giả được sưu tầm từ Pháp, Nhật Bản, và lưu trữ tại các gia đình đã được PGS.TS Chương Thâu đưa ra giới thiệu trong lần này. Đây là thành quả mà tác giả đã dày công sưu tầm trong hơn 25 năm nghiên cứu.
PGS.TS Chương Thâu
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1872 trang
16x24 cm

Giới thiệu cuốn sách “Hà Nội từ góc nhìn văn chương”

Thủ đô của một đất nước bao giờ cũng là đầu não kinh tế - chính trị - văn hóa là nơi tập trung trí tuệ, tài năng trên mọi lĩnh vực là nơi hội tụ tinh hoa của tất cả các vùng miền, Hà Nội - Tràng An, đất kinh sư của muôn đời cũng không nằm ngoài quy luật đó, luôn đề cao vấn đề văn hóa, coi trọng phẩm chất người Hà Nội hào hoa, tinh tế, thanh lịch, văn minh. Phẩm chất Hà Nội gắn với văn hóa Hà Nội, mà trong văn hóa có một bộ phận hết sức quan trọng chính là văn học - nhất là khi nghiên cứu nó như một hình thái ý thức xã hội đặc thù.

Bùi Việt Thắng
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
320
14,5x20,5
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)