Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách tư liệu tổng hợp
Khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội lịch sử và thành tựu

 Khảo cổ học là ngành khoa học mà kết quả nghiên cứu của nó có giá trị cho rất nhiều ngành khoa học như: lịch sử, văn hóa, dân tộc học… Trong cơ cấu Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, có 3 đầu sách nội dung chuyên sâu về khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên. Đó là các đầu sách: Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008), Kinh đô Thăng Long - Những khám phá Khảo cổ học. Di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long (Thăng Long - Xã Tắc Altar archaeological site)

Tác giả: Tống Trung Tín
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 796
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 0.50)
Giới thiệu về sách:

Có thể nói, qua các đầu sách này bạn đọc có thể hình dung khá đầy đủ về khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội, lịch sử hình thành, quá trình phát triển và đặc biệt là những thành tựu nổi bật nhất. Với phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành, các công trình đều thể hiện ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao trong nghiên cứu lịch sử Thăng Long - Hà Nội nói riêng cũng như lịch sử Việt Nam nói chung. Bằng các kết quả nghiên cứu khảo cổ học trong lịch sử cũng như những phát hiện mới nhất gần đây, khảo cổ học đã bổ sung, cung cấp nhiều thông tin, dữ liệu, hình ảnh khoa học mới phục vụ cho nghiên cứu lịch sử, văn hiến Thăng Long - Hà Nội. Đặc biệt, các bằng chứng khảo cổ học sẽ là cơ sở khoa học có tính thuyết phục làm sáng rọi nhiều giả thuyết, nhiều vấn đề lịch sử còn đang mơ hồ.

         Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008), với dung lượng 796 trang là công trình tập hợp các kết quả nghiên cứu suốt 110 năm từ 1898 (khi thành Hà Nội của vương triều Nguyễn bị phá bỏ đến tháng 8/2008 khi Hà Nội mở rộng địa giới hành chính. Đây chính là công trình tổng kết lịch sử của khảo cổ học Thăng Long – Hà Nội nói riêng, lịch sử khảo cổ học Việt Nam nói chung sau phát hiện đầu tiên năm 1896 của người Pháp. Với tính tổng hợp và khái quát cao, các bằng chứng khảo cổ học được trình bày một cách hệ thống theo trình tự thời gian làm nổi bật các đặc trưng về lịch sử và văn hiến Thủ đô qua từng thời kỳ lịch sử. Công trình đã dành hẳn một chương để đánh giá những giá trị lịch sử - văn hóa của các di tích khảo cổ học Hà Nội. Đồng thời các tác giả, các nhà khảo cổ học cũng có nhiều băn khoăn về thực trạng của công tác bảo tồn các di sản khảo cổ học Hà Nội, đưa ra những kiến nghị về một số giải pháp để bảo tồn, phát huy giá trị di sản khảo cổ học.

         Kinh đô Thăng Long - Những khám phá Khảo cổ học là một trong 2 cuốn sách ảnh của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II. Khác với cuốn Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008), công trình ập trung giới thiệu đến bạn đọc những phát hiện khảo cổ học giá trị nhất trong những năm gần đây. Với hình thức sách ảnh: công trình sẽ giúp độc giả, người quan tâm tiếp cận với văn hiến, lịch sử Thăng Long - Hà Nội theo một cách thức khác: dễ dàng, trực quan, sinh động hơn. Đây là công trình có giá trị phục vụ đông đảo các tầng lớp nhân dân, các lứa tuổi, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Bạn đọc sẽ được cập nhật những thành tựu, kết quả khảo cổ học về khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hiểu sâu thêm về các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản thế giới này.

         Di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long (Thăng Long - Xã Tắc Altar archaeological site) là công trình được xuất bản bằng cả Tiếng Việt và tiếng Anh, mang tính chuyên sâu về một di tích khảo cổ học. Đàn Xã Tắc Thăng Long là nơi tiến hành một nghi lễ quốc gia, mang đậm văn hóa tâm linh, là một di sản lịch sử văn hóa có giá trị trong cụm di tích Hoàng thành Thăng Long. Những phát hiện khảo cổ học trong quá trình khai quật di tích đã giúp các nhà khoa học giải đáp rất nhiều vấn đề trước đó còn bỏ ngỏ. Đặc biệt, các kết quả khảo cổ học nơi đây đã khẳng định sự xuất hiện của các cộng đồng người tại vùng đất trung tâm Hà Nội từ rất sớm.

         Với 3 công trình chuyên ngành về khảo cổ học, PGS.TS Tống Trung Tín và các đồng nghiệp đã đưa đến bức tranh toàn cảnh về lịch sử khảo cổ học Hà Nội. Khảo cổ học đang ngày càng khẳng định vai trò, giá trị của mình trong nghiên cứu lịch sử. Những phát hiện, kết quả khảo cổ học là bằng chứng xác thực nhất về lịch sử phát triển của Thăng Long - Hà Nội trong hàng nghìn năm. Với mỗi cuốn sách, hy vọng rằng độc giả có thể tìm thấy những tư liệu, thông tin hữu ích hoàn thiện những nghiên cứu, hiểu biết của mình về Thăng Long - Hà Nội: thành phố văn hiến, thành phố hơn 1000 năm tuổi.

Tuấn Hưng

Sách cùng chuyên mục

Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập công trình nghiên cứu Lịch sử

Trong lịch sử Việt Nam, không một địa phương nào lại thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của đông đảo giới học giả trong và ngoài nước như Thăng Long - Hà Nội. Thành tựu nghiên cứu Thăng Long - Hà Nội phản ánh vị thế, tầm quan trọng cũng như tương xứng với bề dày của mảnh đất “ngàn năm văn vật”. Những kết quả đạt được không chỉ tạo nên bức tranh đa diện về Thủ đô nghìn tuổi, mà còn góp phần làm sáng tỏ nhiều nội dung quan trọng của lịch sử, văn hóa Việt Nam.
Nhiều tác giả - Chủ trì tuyển chọn, giới thiệu: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1616 trang
16x24cm

Giới thiệu bộ sách “Thanh thực lục - Quan hệ Trung Quốc Việt Nam thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX”

 Bộ sách “Thanh thực lục - Quan hệ Trung Quốc Việt Nam thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XX” do nhà nghiên cứu Hồ Bạch Thảo biên soạn, các nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh và Nguyễn Bá Dũng bổ chú là công trình tuyển chọn, giới thiệu những văn bản sử liệu trích lục những nội dung liên quan đến Việt Nam. Những văn bản sử liệu đó thuộc nhóm các chuyên đề về quan hệ quốc tế, tức sách Trung Quốc - Việt Nam, Miến Điện, Thái Quốc, Lão Qua sử liệu trích sao do Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam xuất bản năm 1986.

Hồ Bạch Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 576; Tập 2 - Số trang: 624
16x24

Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội”

Đối với giới sử học, địa bạ là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện. Với các thông tin phong phú về đất đai, địa bạ là bức tranh khá toàn diện về đời sống xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và đô thị trong nửa đầu thế kỷ XIX với những nội dung về cảnh quan, quy hoạch không gian, quan hệ ruộng đất, tình hình sản xuất, canh tác của từng đơn vị hành chính cơ sở… Tuy nhiên, việc tổ chức dịch thuật, biên soạn địa bạ không hề đơn giản bởi khối lượng văn bản hết sức đồ sộ. Thêm vào đó, do đặc thù loại hình tư liệu, sách địa bạ không thể tuyển chọn như các loại sách tư liệu khác (hương ước, văn khắc, thần tích…) mà bắt buộc phải xuất bản toàn văn theo từng đơn vị hành chính mới có giá trị về nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 đầu sách (gồm 17 tập)
16x24

Hà Nội qua số liệu thống kê 1945 - 2008

Thu thập, xử lý, tổng hợp số liệu thống kê kinh tế - xã hội của Hà Nội từ 1945 đến năm 2010 để biên soạn cuốn sách “Tư liệu thống kế kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội 1945 - 2010” góp phần vào Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”. Những số liệu thống kê kinh tế - xã hội thu thập, xử lý, tổng hợp thành hệ thống với dãy số liệu liên tục nhiều năm sẽ góp phần phản ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của Thủ đô Hà Nội qua các con số thống kê định lượng từ Cách mạng tháng Tám đến nay.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Vân (Chủ biên)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
624 trang

Giới thiệu sách “Khâm định An Nam Kỷ lược”

Cuốn sách “Khâm định An Nam Kỷ lược” bao gồm 2 quyển nhan đề Thiên Chương [Nhất, Nhị] là văn thơ ngự chế và tập hợp chính văn 30 quyển, tổng cộng 378 văn kiện, phần lớn là chiếu biểu, tấu thư, hịch văn... qua lại từ triều đình nhà Thanh với địa phương Trung Quốc và giao thiệp với nước ta trong khoảng từ tháng Năm năm Càn Long 53 (Mậu Thân 1788) đến tháng Ba năm Càn Long 56 (Tân Hợi 1791).

Nguyễn Duy Chính
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
1080
16x24
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)