Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách tư liệu tổng hợp
Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội”

Đối với giới sử học, địa bạ là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện. Với các thông tin phong phú về đất đai, địa bạ là bức tranh khá toàn diện về đời sống xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và đô thị trong nửa đầu thế kỷ XIX với những nội dung về cảnh quan, quy hoạch không gian, quan hệ ruộng đất, tình hình sản xuất, canh tác của từng đơn vị hành chính cơ sở… Tuy nhiên, việc tổ chức dịch thuật, biên soạn địa bạ không hề đơn giản bởi khối lượng văn bản hết sức đồ sộ. Thêm vào đó, do đặc thù loại hình tư liệu, sách địa bạ không thể tuyển chọn như các loại sách tư liệu khác (hương ước, văn khắc, thần tích…) mà bắt buộc phải xuất bản toàn văn theo từng đơn vị hành chính mới có giá trị về nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học.

Tác giả: Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang: 10 đầu sách (gồm 17 tập)
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 Hạng mục Điều tra, sưu tầm tư liệu văn hiến Thăng Long, một nội dung trọng tâm của Dự án Điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến, đạt thành quả là hàng trăm ngàn trang tư liệu quý thuộc các thể loại địa chí, hương ước, văn khắc, thần tích, địa bạ… đã góp phần làm phong phú thêm kho dữ liệu về văn hiến Thăng Long. Từ nguồn tư liệu này, ở giai đoạn I của Dự án Tủ sách, nhiều đầu sách tư liệu có giá trị được biên soạn và xuất bản như Tuyển tập Địa chí (3 tập), Tuyển tập Hương ước tục lệ, Tuyển tập Văn khắc Hán Nôm, Tuyển tập Thần tích… Riêng bộ sách Địa bạ cổ Hà Nội - Huyện Thọ Xương, Vĩnh Thuận (2 tập) xuất bản ở giai đoạn I mới chỉ bao gồm địa bạ khu vực trung tâm thành phố, chủ yếu ở các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng trong phạm vi 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận thời phong kiến.

Ở giai đoạn II này, với việc thành phố Hà Nội mở rộng, công tác biên dịch và xuất bản bộ sách tư liệu địa bạ được triển khai trên quy mô rộng hơn. Mặc dù vẫn chưa thực sự triệt để nhưng chủ biên công trình - PGS.TS. Vũ Văn Quân cùng hàng chục nhà khoa học có uy tín, có chuyên môn cao đã tổ chức biên soạn, dịch thuật và cho ra mắt bộ sách Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội. Tư liệu địa bạ được thành lập từ đầu thời Nguyễn, cách đây trên dưới 200 năm. Kể từ đó đến nay, diên cách của các đơn vị hành chính đã qua rất nhiều lần biến đổi. Với khối tư liệu khổng lồ, phức tạp, việc quy đổi địa giới từ thời đó theo địa giới hành chính hiện nay là điều không khả thi. Vì thế, bộ địa bạ được dịch và biên soạn theo các đơn vị hành chính cũ thời Nguyễn Gia Long và Minh Mạng (là thời điểm lập địa bạ). Bộ sách được xuất bản lần này gồm 10 đầu sách, mỗi đầu sách tương đương với một huyện ở thời điểm lập địa bạ (1805), đó là:

1. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Chương Đức

2. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Đan Phượng, 2 tập

3. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Gia Lâm, 2 tập

4. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Hoài An

5. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Phú Xuyên, 2 tập

6. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Phúc Thọ

7. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Sơn Minh, 2 tập

8. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Thanh Oai, 2 tập

9. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Thanh Trì, 2 tập

10. Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội: Địa bạ huyện Thượng Phúc, 2 tập

Nguồn tài liệu địa bạ được sử dụng để biên dịch ở đây chủ yếu khai thác tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I (duy nhất trường hợp huyện Phúc Lộc (Phúc Thọ) không có địa bạ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I nhưng lại có địa bạ (không đầy đủ) ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm). Kho địa bạ ở Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I phần lớn là các bản chính và gần như đầy đủ, còn tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm đa phần đều là các bản sao. Việc biên dịch từ chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ và công bố toàn văn gần như trung thành tuyệt đối với nguyên bản sẽ làm thỏa mãn nhiều đối tượng bạn đọc.

Về kết cấu, mỗi đầu sách ngoài Lời Nhà xuất bản, Lời nói đầu, Phàm lệ, Từ vựng Hán - Việt trong địa bạ, nội dung sách gồm 2 phần chính:

1. Bài nghiên cứu tổng quan về nguồn tư liệu địa bạ và tư liệu địa bạ của từng huyện.

2. Bản dịch tư liệu địa bạ của từng huyện.

Phần này chiếm dung lượng phần lớn của mỗi đầu sách, cung cấp tư liệu địa bạ phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu.

Cuối mỗi tập sách đều có phần Sách dẫn để tra cứu. Ở đây cũng cần nói thêm, do việc lập địa bạ tại các địa phương là rất thủ công ở trình độ xã hội cách đây trên dưới 2 thế kỷ nên ngay từ địa bạ gốc không tránh khỏi những nhầm lẫn, những người biên dịch giữ quan điểm hoàn toàn trung thành với tư liệu gốc. Đây là chưa kể tình trạng không còn nguyên vẹn ở một số tư liệu gốc do điều kiện bảo quản kém, cũng gây nhiều khó khăn cho việc biên dịch.

Với 10 đầu sách gồm 17 tập, dung lượng trên 15.000 trang in được xuất bản lần này mà nội dung gần như toàn văn địa bạ của từng huyện, chúng tôi tin tưởng bộ sách sẽ là tài liệu tham khảo quý giá cho các nhà nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học từ sử học, kinh tế học đến văn hóa học, ngôn ngữ học, địa danh học, văn tự học… Chúng tôi hy vọng bộ sách cũng hữu ích cho giới chức lãnh đạo trong việc hoạch định các chính sách về quản lý và sử dụng đất đai, một trong những lĩnh vực hết sức nóng bỏng, được cả xã hội quan tâm trong tình hình hiện nay.

Với những khó khăn, phức tạp của công việc như đã nói trên, chắc chắn bộ sách không tránh khỏi sai sót. Nhà xuất bản Hà Nội mong nhận được ý kiến đóng góp từ bạn đọc để tiếp tục hoàn thiện bộ sách trong những lần xuất bản sau.

Quốc Tuấn

Sách cùng chuyên mục

Khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội lịch sử và thành tựu

 Khảo cổ học là ngành khoa học mà kết quả nghiên cứu của nó có giá trị cho rất nhiều ngành khoa học như: lịch sử, văn hóa, dân tộc học… Trong cơ cấu Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, có 3 đầu sách nội dung chuyên sâu về khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên. Đó là các đầu sách: Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008), Kinh đô Thăng Long - Những khám phá Khảo cổ học. Di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long (Thăng Long - Xã Tắc Altar archaeological site)

Tống Trung Tín
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
796
16x24

Thanh thực lục: Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
Hồ Bạch Thảo (Dịch giả); Phạm Hoàng Quân và Trần Văn Chánh (Hiệu đính và c
Nhà Xuất bản Hà Nội
568 trang

Giới thiệu sách Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697)

Trong giai đoạn I, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã bước đầu tổ chức phân loại, lược dịch một số tư liệu quan trọng, biên soạn cuốn chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII” trên cơ sở khối tư liệu các Công ty Đông Ấn Anh (EIC) và Hà Lan (VOC). Ở  giai đoạn II của Dự án Tủ sách, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung trên 3000 trang tư liệu của các thương điếm Anh tại Đài Loan, Bantam (Indonesia), Madras (Ấn Độ), Ayutthaya (Xiêm). Trên cơ sở toàn bộ khối tài liệu thu thập được, tác giả Hoàng Anh Tuấn tiếp tục mở rộng nghiên cứu, hệ thống hóa tư liệu, lược dịch để biên soạn cuốn Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697).

Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
708
16x24

Minh thực lục: Tư liệu về Thăng Long thế kỷ XIV - XVII

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển dịch. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
Hồ Bạch Thảo (Dịch giả) cùng nhóm biên soạn hiệu đính và chú giải bổ su
Nhà Xuất bản Hà Nội
2880 trang

Giới thiệu sách Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)

 Thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, Nhà xuất bản Hà Nội đã phối hợp cùng PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức điều tra, sưu tầm biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII”. Tiếp nối thành công đó, ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức điều tra bổ sung, khai thác thêm hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặt tại Nagasaki (Nhật Bản), Zeelandia (Đài Loan), Ayutthaya (Xiêm), Batavia (Indonesia), hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Hay. Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của hai đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn cuốn chuyên khảo “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)”.

Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
624
16x24
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)