1. Tóm tắt nội dung:
-
Đề tài nhằm tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu những văn kiện lịch sử tiêu biểu
trực tiếp gắn với quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội;
hoặc những văn kiện có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử quốc gia và dân tộc
nhưng được ra đời chính tại đây - nơi suốt nghìn năm qua là trung tâm hành
chính, chính trị của đất nước. Kết quả của đề tài sẽ là một hệ thống tư liệu có
độ tin cậy và giá trị khoa học cao, không chỉ chỉ rõ những bước đường phát
triển về mọi mặt của Thăng Long - Hà Nội, mà còn góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn
đề của lịch sử đất nước, gắn liền với lịch sử Thủ đô. Đây thực sự là một công
trình khoa học có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; góp
phần giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân cả nước nói chung, người dân
Hà Nội nói riêng. Do vậy, đề tài không chỉ cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên
cứu lịch sử, văn hóa, mà còn hướng tới phục vụ đông đảo độc giả Thủ đô và cả
nước.
- Cách tiếp cận:
Về không gian:
Những văn kiện quốc gia quan trọng nhất nhưng được viết và công bố tại Thăng
Long - Hà Nội; hoặc những quyết định của/liên quan trực tiếp đến kinh thành
Thăng Long trước đây, thủ đô Hà Nội hiện nay.
Về thời gian: Từ
Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến những văn kiện mới nhất của/về Thủ
đô Hà Nội.
Về đối tượng: Khảo sát tất cả các
nguồn tài liệu, từ chính sử biên niên, các văn bản điển chế pháp luật, thơ văn,
tài liệu lưu trữ, sách báo đã công bố…
-
Các nguyên tắc tuyển chọn, trình bày:
+ Tính khách quan: Giới thiệu nguyên bản các văn kiện lịch
sử lưu trong các nguồn tài liệu. Đối với những văn kiện có nhiều bản dịch hoặc
dị bản (chủ yếu ở thời kỳ trung đại), chúng tôi chọn theo chính sử hoặc bản gần
nhất với thời điểm được ban bố. Trong một số trường hợp cần thiết, sẽ có những
chú giải rõ ràng cho phần nội dung.
+
Tính lịch sử: Các văn kiện được trình bày theo trình tự thời gian mà văn bản đó
được công bố.
+ Tính toàn diện: Những văn kiện được tuyển chọn đề cập đến
mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Thăng Long - Hà Nội.
Tên sách: Tư liệu văn
hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Văn kiện Lịch sử
Tác
giả: GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ trì
tuyển chọn)
Thể loại sách: Sưu tầm,
tuyển chọn
Mảng sách: Tư liệu Tổng
hợp
Số
trang: 980 trang Số
tập: 1 tập
1. Tóm tắt nội dung:
-
Đề tài nhằm tập hợp, tuyển chọn và giới thiệu những văn kiện lịch sử tiêu biểu
trực tiếp gắn với quá trình hình thành và phát triển của Thăng Long - Hà Nội;
hoặc những văn kiện có ý nghĩa trọng đại đối với lịch sử quốc gia và dân tộc
nhưng được ra đời chính tại đây - nơi suốt nghìn năm qua là trung tâm hành
chính, chính trị của đất nước. Kết quả của đề tài sẽ là một hệ thống tư liệu có
độ tin cậy và giá trị khoa học cao, không chỉ chỉ rõ những bước đường phát
triển về mọi mặt của Thăng Long - Hà Nội, mà còn góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn
đề của lịch sử đất nước, gắn liền với lịch sử Thủ đô. Đây thực sự là một công
trình khoa học có ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội; góp
phần giáo dục truyền thống yêu nước của nhân dân cả nước nói chung, người dân
Hà Nội nói riêng. Do vậy, đề tài không chỉ cung cấp tư liệu cho các nhà nghiên
cứu lịch sử, văn hóa, mà còn hướng tới phục vụ đông đảo độc giả Thủ đô và cả
nước.
- Cách tiếp cận:
Về không gian:
Những văn kiện quốc gia quan trọng nhất nhưng được viết và công bố tại Thăng
Long - Hà Nội; hoặc những quyết định của/liên quan trực tiếp đến kinh thành
Thăng Long trước đây, thủ đô Hà Nội hiện nay.
Về thời gian: Từ
Chiếu dời đô của vua Lý Thái Tổ năm 1010 đến những văn kiện mới nhất của/về Thủ
đô Hà Nội.
Về đối tượng: Khảo sát tất cả các
nguồn tài liệu, từ chính sử biên niên, các văn bản điển chế pháp luật, thơ văn,
tài liệu lưu trữ, sách báo đã công bố…
-
Các nguyên tắc tuyển chọn, trình bày:
+ Tính khách quan: Giới thiệu nguyên bản các văn kiện lịch
sử lưu trong các nguồn tài liệu. Đối với những văn kiện có nhiều bản dịch hoặc
dị bản (chủ yếu ở thời kỳ trung đại), chúng tôi chọn theo chính sử hoặc bản gần
nhất với thời điểm được ban bố. Trong một số trường hợp cần thiết, sẽ có những
chú giải rõ ràng cho phần nội dung.
+
Tính lịch sử: Các văn kiện được trình bày theo trình tự thời gian mà văn bản đó
được công bố.
+ Tính toàn diện: Những văn kiện được tuyển chọn đề cập đến
mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Thăng Long - Hà Nội.