Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua Tư liệu địa chính

 Cuốn sách Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là cuốn sách thứ hai của PGS.TS Phan Phương Thảo va cộng sự trong con đường khai phá các tư liệu địa chính về các khu phố cổ, khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam ấn hành quý I năm 2017.

Tác giả: PGS.TS Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 420
Kích thước: 15x24cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:

 Khu phố Tây hay còn được gọi là Khu phố Pháp, Khu phố Âu, Khu phố cũ. Trên cơ sở phân tích các thông tin từ các bằng khoán điền thổ được lưu trũ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất của thành phố Hà Nội kết với các tư liệu khác, PGS.TS Phan Phương Thảo và cộng sự đã phục dựng lại được diện mạo từng ngôi nhà, đường phố, từng khu phố trên nhiều phương diện từ kiến trúc, quy hoạch, quản lý đô thị đến không gian đô thị, địa hình, cảnh quan... trong khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX.

Về cấu trúc của cuốn sách, sau khi nghiên cứu tổng quát về nguồn gốc và giá trị tư liệu địa chính, bằng khoán điền thổ, các tác giả đã dành một phần quan trọng cho Hệ thống tư liệu, rồi sau đó là những nghiên cứu mang tính chuyên đề với nhiều chuyên mục về quá trình hình thành và biến đổi, quy hoạch các loại hình kiến trúc của Khu phố Tây. Phần Hệ thống tư liệu cung cấp khá đầy đủ về hệ thống các thông tin về bằng khoán điền thổ sắp xếp theo từng nhà, từng phố kèm theo bảng biểu thống kê và sơ đồ rất tiện lợi cho việc nghiên cứu.

Trải qua thời gian và những biến thiên của lịch sử cùng những cải tạo của con người, Khu phố Tây hiện đã thay đổi, tuy nhiên một số kiến trúc còn lại của khu phố này vẫn đang tô điểm cho bộ mặt kiến trúc đa dạng của thủ đô Hà Nội trong đó có những giá trị còn tồn tại lâu dài với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Sách cùng chuyên mục

Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự

 Để hệ thống lại những sự kiện liên quan đến vấn đề Nam Bộ kháng chiến một cách đầy đủ, tổng quát và chính xác, dựa vào nguồn tài liệu lưu trữ hiện có, năm 2007 Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III đã tổ chức biên soạn và xuất bản sách “Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) qua tài liệu lưu trữ”. Sau cuốn sách có tính khái quát cao, bao gồm hầu hết các tiêu đề hồ sơ tài liệu và tóm tắt những sự kiện quan trọng về cuộc kháng chiến ở Nam Bộ này, các cuốn công bố toàn văn theo các chuyên đề lần lượt ra mắt độc giả. Một trong những cuốn đó là Nam Bộ kháng chiến (1945-1954) tập III: Quân sự được biên soạn và xuất bản.

Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
900

Văn hóa Việt Nam thường thức

Với mong muốn phổ cập tri thức văn hoá trên hầu khắp mọi lĩnh vực, Chủ biên Nguyễn Tiến Dũng và tập thể ban biên soạn - những người có tâm huyết với  văn hóa đất nước đã biên soạn cuốn sách Văn hóa Việt Nam thường thức với mục đích lớn nhất là giúp bạn đọc dễ hiểu, dễ tra cứu khi cần thiết, có cái nhìn tổng quan về văn hóa Việt Nam như nó vốn có. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2018.

Nguyễn Tiến Dũng
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
672 trang
24 x 24cm

Lạng Sơn - 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018)

 

Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/1/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh các  phong trào Thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra
Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm thực hiện các hoạt động hướng đến ngày lễ trọng đại này, trong đó đặc biệt chỉ đạo biên soạn xuất bản cuốn sách Lạng Sơn - 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018). Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành đúng vào dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Nhà xuất bản Hà Nội
2018

Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
279 trang
20 x 29cm

Đông Anh với nghìn năm Thăng Long - Hà Nội

Nằm ở phía tây bắc Thăng Long, huyện Đông Anh có vị trí trọng yếu và có nhiều mối quan hệ mật thiết về lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục với Thăng Long, từng được nhà Sử học Phan Huy Chú ghi nhận là nơi tụ khí, tinh hoa. Qua hàng nghìn năm lịch sử, các thế hệ cư dân trong huyện chung lưng đấu cật, vật lộn với những bất lợi của tự nhiên để khai phá và cải tạo đất đai, lập nên làng xóm trù mật. Dựa trên nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước, kết hợp các nghề thủ công, cư dân các làng hình thành một thiết chế làng – xã chặt chẽ, gắn tình cảm và trách nhiệm của mỗi thành viên với cộng đồng.
Huyện ủy – HĐND – UBND huyện Đông Anh
NXB Hà Nội
2010
740 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)