Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua Tư liệu địa chính

 Cuốn sách Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là cuốn sách thứ hai của PGS.TS Phan Phương Thảo va cộng sự trong con đường khai phá các tư liệu địa chính về các khu phố cổ, khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam ấn hành quý I năm 2017.

Tác giả: PGS.TS Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 420
Kích thước: 15x24cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 5.00)
Giới thiệu về sách:

 Khu phố Tây hay còn được gọi là Khu phố Pháp, Khu phố Âu, Khu phố cũ. Trên cơ sở phân tích các thông tin từ các bằng khoán điền thổ được lưu trũ tại Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất của thành phố Hà Nội kết với các tư liệu khác, PGS.TS Phan Phương Thảo và cộng sự đã phục dựng lại được diện mạo từng ngôi nhà, đường phố, từng khu phố trên nhiều phương diện từ kiến trúc, quy hoạch, quản lý đô thị đến không gian đô thị, địa hình, cảnh quan... trong khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX.

Về cấu trúc của cuốn sách, sau khi nghiên cứu tổng quát về nguồn gốc và giá trị tư liệu địa chính, bằng khoán điền thổ, các tác giả đã dành một phần quan trọng cho Hệ thống tư liệu, rồi sau đó là những nghiên cứu mang tính chuyên đề với nhiều chuyên mục về quá trình hình thành và biến đổi, quy hoạch các loại hình kiến trúc của Khu phố Tây. Phần Hệ thống tư liệu cung cấp khá đầy đủ về hệ thống các thông tin về bằng khoán điền thổ sắp xếp theo từng nhà, từng phố kèm theo bảng biểu thống kê và sơ đồ rất tiện lợi cho việc nghiên cứu.

Trải qua thời gian và những biến thiên của lịch sử cùng những cải tạo của con người, Khu phố Tây hiện đã thay đổi, tuy nhiên một số kiến trúc còn lại của khu phố này vẫn đang tô điểm cho bộ mặt kiến trúc đa dạng của thủ đô Hà Nội trong đó có những giá trị còn tồn tại lâu dài với mảnh đất Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Sách cùng chuyên mục

Tìm hiểu lịch sử Hà Nội - Việt Nam

 

Nguyễn Đình Kiệm
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
128
13,5 x 20,5 cm

Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930 - 2015)

 Tháng 10 năm 1982, phường Kim Giang được thành lập, là phường ven đô, tuori còn rất trẻ nhưng trong hơn ba thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, UBNB quận Đống Đa và Quận ủy, UBND quận Thanh Xuân, Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang đã đoàn kết một lòng, góp sức xây dựng phường phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng.

Ban Chấp hành Đảng bộ phường Kim Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
264 trang
14,5 x 20,5 cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm

Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002-2013

Cuốn sách ảnh song ngữ Việt-Anh“Di vật tiêu biểu Hoàng thành Thăng Long 2002-2013 - Typical Artifacts found in the Imperial Citadel of Thang Long between 2002 and 2013do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội thực hiện vừa được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành vào tháng 12 năm 2014. Cuốn sách là tài liệu hữu ích để quảng bá, tuyên truyền về giá trị của Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội – di sản văn hoá thế giới. Với những di vật tiêu biểu được phát lộ từ năm 2002 đến nay, độc giả và những người quan tâm đến di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội sẽ được chiêm ngưỡng và khám phá những tầng sâu văn hoá, giá trị của từng di vật đã ẩn mình trong lòng đất hàng ngàn năm lịch sử.

Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
100 trang
20 x 20 cm

Làng Cự Đà xưa và nay

 Cự Đà là một làng Việt cổ. Xưa kia thuộc xã Hạ Thanh Oai, tổng Thanh Oai, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam Thượng. Đầu thế kỷ XX là xã Cự Đà, tổng Tả Thanh Oai tỉnh Hà Đông. Nay thuộc xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, Hà Nội. 

Vũ Kiêm Ninh
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
176 trang
14,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)