VHXH - Lịch sử
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930 - 2015)
Tháng 10 năm 1982, phường Kim Giang được thành lập, là phường ven đô, tuori còn rất trẻ nhưng trong hơn ba thập niên qua, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, UBNB quận Đống Đa và Quận ủy, UBND quận Thanh Xuân, Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang đã đoàn kết một lòng, góp sức xây dựng phường phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội - an ninh quốc phòng.
Tác giả:
Ban Chấp hành Đảng bộ phường Kim Giang
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2017
Tổng số trang:
264 trang
Kích thước:
14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 2.00)
Giới thiệu về sách:
Đảng bộ và nhân dân phường nhân dân phường Kim Giang tự hào về những thành tựu đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, Tổ quốc. Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sưu tầm, biên soạn lịch sử cách mạng địa phương; nhằm đáp ứng nguyện vọng của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phường; thực hiện chủ trương của Thành ủy Hà Nội và Quận ủy Thanh Xuân năm 2005, Ban Cháp hành Đảng bộ phường Kim Giang chỉ đạo biên soạn cuốn “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930-2005)” để thế hệ thêm hiểu và phát huy truyền thống cách mạng quê hương, xây dựng phường ngày càng giàu mạnh. Năm 2016, tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của Quận ủy Thanh Xuân, Đảng ủy phường Kim Giang tiến hành bổ sung, chỉnh sửa hai giai đoạn từ 1930 đến 1982 và giai đoạn từ 2005 đến 2015 để hoàn thiện cuốn sách “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Kim Giang (1930-2015)”.
Nội dung cuốn sách gồm 5 chương, giới thiệu đặc điểm lịch sử, địa lý, dân cư phường Kim Giang; những ngày đầu đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân, kết thức năm 1981 giai đoạn thuộc xã Đại Kim, huyện Thanh Trì; bước đầu từ lúc khởi công xây dựng khu tập thể Kim Giang đến khi Nhà nước có quyết định thành lập phường (10/1982); và quá trình xây dựng, phát triển của phường qua các thời kỳ cho đến nay.
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu.
Sách cùng chuyên mục
60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954-2014)
Cuốn sách “60 năm báo chí Thủ đô: Sự kiện – Nhân vật – Tác phẩm (1954 – 2014)” là một ấn phẩm ý nghĩa hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô do Ban Tuyên giáo Thành uỷ thực hiện. Với nội dung khá đầy đặn về toàn cảnh báo chí Hà Nội trong 60 năm qua, khi đọc cuốn sách, người đọc không chỉ nhận thấy sự lớn mạnh của hệ thống báo chí Thủ đô với số lượng các cơ quan báo chí ngày càng tăng, chất lượng ngày càng được nâng cao, đội ngũ người làm báo ngày càng lớn mạnh, xuất hiện ngày càng nhiều cây bút tài năng, tâm huyết với nghề; mà qua đó còn thấy rõ sự phát triển của Thủ đô Hà Nội.
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
532 trang
16 x 24 cm
Hà Nội cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại
Lâu nay tên tuổi nhà báo Hồ Quang Lợi đã trở nên quen thuộc, đầy sức nặng dưới nhan đề các bài báo chính luận, bình luận những sự kiện thời sự nóng bỏng trong nước và quốc tế. Nói đến ông, người ta nghĩ đến một nhà báo xông xáo, lịch lãm với tư duy nhạy bén, mẫn cảm tinh tế để cảm nhận và đánh giá sự kiện mang tầm dự báo. Là người chứng kiến thủ đô Hà Nội thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính trên cương vị Tổng Biên tập báo Hànộimới - rồi sau đó là Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy, nhà báo Hồ Quang Lợi luôn theo sát từng bước chuyển mình này của Thủ đô và ông coi đó là “Cuộc kiến tạo mang hưng khí thời đại”.
Hồ Quang Lợi
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
444 trang
14,5 x 20,5 cm
Lịch sử Đảng bộ và nhân dân phường Khương Đình (1930 - 2015)
Khương Đình nằm ở phía tây nam Hà Nội là một miền đất có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Trải qua bao biến đổi, Khương Đình trở thành nơi hội tụ của bốn phương, các thế hệ cư dân ở đây dù là những người định cư lâu năm hay từ nhiều nơi khác đến lập nghiệp, đều đồng lòng hợp sức, xây dựng quê hương anh dũng kiên cường trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
Ban Chấp hành Đảng bộ phường Khương Đình
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
212
14,5 x 20,5 cm
Di tích Bắc Giang
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, là cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian), văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Trên tinh thần đó, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang đã phố hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn, xuất bản cuốn sách Di tích Bắc Giang, tập 3. Cuốn sách được ấn hành quý IV năm 2016.
Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
380
14,5x20,5cm
Giản yếu sử Việt Nam - Công trình vì một tình yêu sử học
Lâu nay, người ta nói nhiều đến việc học sinh không còn yêu thích môn sử học, không thiết tha với việc tìm hiểu lịch sử, văn hóa nước nhà. Nguyên nhân thì có nhiều, trong đó một phần quan trọng đó là các chương trình dạy và học sử thường đơn điệu, cung cấp quá nhiều dữ kiện phải nhớ, phải thuộc… Chính vì vậy, nhiều khi học sinh, sinh viên học sử xong rồi lại quên ngay. Nhiều cuộc khảo sát cho thấy nhiều người còn không phân biệt được tên của những danh nhân văn hóa, những anh hùng dân tộc của nước nhà. Điều đáng buồn đó day dứt trong lòng nhiều nhà nghiên cứu, nhà viết sử, trong đó có tác giả Đặng Duy Phúc.
Đặng Duy Phúc
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
704 trang
14,5 x 20,5 cm
|
|
|