Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Tác giả: Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2018
Tổng số trang: 298 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Thổ Hà còn được biết đến là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng. Từ xa xưa, người dân Thổ Hà đã có nghề sản xuất gốm. Cùng với gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà là một trong ba trung tâm sản xuất gốm cổ nổi tiếng ở xứ Bắc. Đến nay, dấu tích của nghề gốm làng Thổ Hà vẫn còn hiện hữu trên những đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ cúng trong đình, chùa và những mảnh gốm vỡ, tiểu sành được xây trên những bức tường của những ngôi nhà cổ ở Thổ Hà. Ngày nay nghề gốm không còn mà thay vào đó là các nghề thủ công như làm bánh đa nem, mỳ gạo, nấu rượu...

Về giá trị di sản văn hóa phi vật thể, làng Thổ Hà còn bảo lưu được lễ hội truyền thống mang nét văn hóa điển hình ở miền quê Kinh Bắc. Bên cạnh những trò chơi dân gian truyền thống như chọi gà, đấu vật, đu, nhân dận địa phương còn lưu giữ được nghệ thuật hát tuồng cổ, ca trù, sinh hoạt văn hóa hát quan họ từ nhiều đời nay. Với những giá tị độc đáo tiêu biểu, lễ hội Thổ Hà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012.

Văn hóa ẩm thực Thổ Hà mang nét độc đáo riêng của người quan họ, phản ánh đời sống và tâm hồn phong phú của người dân đại phương. Những sản phẩm bánh đa nem, mì gạo, bánh đa, cháo bánh canh, bánh khúc tai mèo,... vẫn luôn hấp dẫn du khách gần xa. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làng Thổ Hà đã khẳng định được khôn gian văn hóa làng đặc trưng vùng Kinh Bắc có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch. Đặc biệt, du khách trong nước và quốc tế vô cùng thích thú mỗi khi đến tham uan, nghiên cứu, tìm hiểu về kiến trúc, mỹ thuật của các công trình kiến trúc cổ; kỹ thuật sản xuất gốm Thổ Hà nổi tiếng một thời và thăm các gia đình sản xuất bánh đa nem, mỳ gạo và nấu rượu gạo... Với những giá trị tiêu biểu, năm 2014, Thổ Hà được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 45 điểm điến hấp dẫn nhất Việt Nam.

Cuốn sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch gồm hơn 20 bài viết tham luận của các tác giả là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa ở Trung ương và địa phương trong Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy  giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch. Các bài viết tập trung phân tích, đánh giá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của làng cổ Thổ Hà, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch địa phương.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn tập hợp các bài viết đề cập đến vấn đề môi trường và giải pháp khắc phục tại làng cổ Thổ Hà để phục vụ phát triển du lịch.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng độc giả.

Sách cùng chuyên mục

Lạng Sơn - 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018)

 

Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW ngày 23/1/2018 của Ban Bí thư về đẩy mạnh các  phong trào Thi đua yêu nước hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra
Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2018), Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn đã ban hành nhiều kế hoạch nhằm thực hiện các hoạt động hướng đến ngày lễ trọng đại này, trong đó đặc biệt chỉ đạo biên soạn xuất bản cuốn sách Lạng Sơn - 70 năm thi đua yêu nước (1948-2018). Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành đúng vào dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Nhà xuất bản Hà Nội
2018

Ấn Chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)

Nhằm cung cấp cho độc giả thêm thông tin về việc quản lý, sử dụng con dấu của triều Nguyễn về các khía cạnh như loại hình dấu, kích thước, hình thể, phương thức sử dụng dấu trên văn bản, Trung tâm lưu trữ quốc gia I đã phối hợp cùng Nhà xuất bản Hà Nội cho ra mắt bạn đọc cuốn sách “Ấn chương trên Châu bản triều Nguyễn (1802 – 1945)”.

Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - TT lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản Hà Nội
2013
279 trang
20 x 29cm

Câu chuyện quê hương

Là một người đã từng khoác áo lính, với khẩu súng trong tay, Vương Hòa đã đi dọc theo chiều dài đất nước trong những năm tháng chiến tranh, tham gia vào cuộc chiến khốc liệt. Sự tham gia đó không phải chỉ vì trách nhiệm mà với Vương Hòa còn là tình yêu, một thứ tình yêu vĩnh cửu, trường tồn với Tổ quốc thân yêu. “Hòa bình rồi, rời công việc là tôi lại ra đi, khẩu súng trong tay được thay thế bằng chiếc máy ảnh, tôi đi để kể về câu chuyện tình yêu của mình” – đó là lời tự sự của tác giả cùng bạn đọc. Câu chuyện tình yêu của mình ấy chính là Câu chuyện quê hương được kể bằng hình ảnh.

Vương Hòa
Nhà xuất bản Hà Nội
2014
136 trang
27 x 23 cm

179 món chay bổ dưỡng

“179 món chay bổ dưỡng” là cuốn sách thuộc Tủ sách nấu ăn do tác giả Nguyễn Viên Chi biên soạn. Cuốn sách là cẩm nang trang bị kiến thức nấu các món chay bổ dưỡng. Ðây là những món chay thông dụng, nguyên liệu dễ mua, theo mùa, dùng trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình, đặc biệt cho những người ăn chay trường.

Nguyễn Viên Chi
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
200 trang
13 x 20.5 cm

“Hà Nội chỉ nam”

 “Hà Nội chỉ nam” của Nguyễn Bá Chính được Nghiêm hàn ấn quán in năm 1923. Đây được đánh giá là một cuốn cẩm nang có tính hướng dẫn du lịch, hành chính về Hà Nội thuộc loại sớm nhất của nền xuất bản chữ quốc ngữ những năm đầu thế kỷ XX. Cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn tổng quan về thành phố Hà Nội cũng như những thông tin hữu ích, cần thiết như tên các phố theo cách gọi tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Việt, tên những nhà thương lớn, những quán cơm và phòng trọ, những địa chỉ cần dùng, và không thể thiếu là chỉ dẫn về các tuyến xe lửa có điểm đến, điểm đi là Hà Nội... Không chỉ vậy, “Hà Nội chỉ nam” còn giới thiệu vừa đầy đủ vừa ngắn gọn về những danh lam thắng cảnh, những địa chỉ đáng đến cho khách ghé thăm Hà Nội.

Nguyễn Bá Chính
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
192 trang
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)