Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
VHXH - Lịch sử
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch

 

Thổ Hà là làng quê cổ kính nằm bên tả ngạn sông Cầu, xưa địa danh này thuộc xã Thổ H, tổng Tiên Lát, huyện Việt Yên. Từ năm 1955, xã Thổ Hà cùng với Yên Viên (làng Vân) và Nguyệt Đức sáp nhập đổi là xã Vân Hà, thuộc huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang và tồn tại cho đến ngày nay. Giá trị nổi bật ở làng cổ Thổ Hà phải kể tới là vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú như hệ thống các công trình kiến trúc cỏ gồm: đình, đền, chùa, văn chỉ, nhà cổ, cổng làng... Trong đó tiêu biểu là cụm di tích đình, chùa, văn chỉ Thổ Hà đã được xếp hạng là di tích cấp quốc gia.

Tác giả: Bảo tàng tỉnh Bắc Giang
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2018
Tổng số trang: 298 trang
Kích thước: 14,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Thổ Hà còn được biết đến là một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng. Từ xa xưa, người dân Thổ Hà đã có nghề sản xuất gốm. Cùng với gốm Bát Tràng (Hà Nội), gốm Phù Lãng (Bắc Ninh), gốm Thổ Hà là một trong ba trung tâm sản xuất gốm cổ nổi tiếng ở xứ Bắc. Đến nay, dấu tích của nghề gốm làng Thổ Hà vẫn còn hiện hữu trên những đồ dùng sinh hoạt, đồ thờ cúng trong đình, chùa và những mảnh gốm vỡ, tiểu sành được xây trên những bức tường của những ngôi nhà cổ ở Thổ Hà. Ngày nay nghề gốm không còn mà thay vào đó là các nghề thủ công như làm bánh đa nem, mỳ gạo, nấu rượu...

Về giá trị di sản văn hóa phi vật thể, làng Thổ Hà còn bảo lưu được lễ hội truyền thống mang nét văn hóa điển hình ở miền quê Kinh Bắc. Bên cạnh những trò chơi dân gian truyền thống như chọi gà, đấu vật, đu, nhân dận địa phương còn lưu giữ được nghệ thuật hát tuồng cổ, ca trù, sinh hoạt văn hóa hát quan họ từ nhiều đời nay. Với những giá tị độc đáo tiêu biểu, lễ hội Thổ Hà được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2012.

Văn hóa ẩm thực Thổ Hà mang nét độc đáo riêng của người quan họ, phản ánh đời sống và tâm hồn phong phú của người dân đại phương. Những sản phẩm bánh đa nem, mì gạo, bánh đa, cháo bánh canh, bánh khúc tai mèo,... vẫn luôn hấp dẫn du khách gần xa. Những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể làng Thổ Hà đã khẳng định được khôn gian văn hóa làng đặc trưng vùng Kinh Bắc có nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch. Đặc biệt, du khách trong nước và quốc tế vô cùng thích thú mỗi khi đến tham uan, nghiên cứu, tìm hiểu về kiến trúc, mỹ thuật của các công trình kiến trúc cổ; kỹ thuật sản xuất gốm Thổ Hà nổi tiếng một thời và thăm các gia đình sản xuất bánh đa nem, mỳ gạo và nấu rượu gạo... Với những giá trị tiêu biểu, năm 2014, Thổ Hà được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là 1 trong 45 điểm điến hấp dẫn nhất Việt Nam.

Cuốn sách Kỷ yếu Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch gồm hơn 20 bài viết tham luận của các tác giả là những nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà quản lý văn hóa ở Trung ương và địa phương trong Hội thảo khoa học Bảo tồn và phát huy  giá trị di sản văn hóa làng cổ Thổ Hà gắn với phát triển du lịch. Các bài viết tập trung phân tích, đánh giá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của làng cổ Thổ Hà, từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch địa phương.

Bên cạnh đó, cuốn sách còn tập hợp các bài viết đề cập đến vấn đề môi trường và giải pháp khắc phục tại làng cổ Thổ Hà để phục vụ phát triển du lịch.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng độc giả.

Sách cùng chuyên mục

55 năm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đông Anh xây dựng và trưởng thành (1961 - 2016)

 Ngay từ khi mới thành lập (03/02/1930), Đảng cộng sản Việt Nam đã quan tâm đến công tác kiểm tra. Công tác Kiểm tra có vị trí quan trọng đối với sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng: “Lãnh đạo phải có kiểm tra, không kiểm tra coi như không có lãnh đạo”.

Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy Đông Anh
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
108 trang
25 x 25 cm

Tìm hiểu lịch sử Hà Nội - Việt Nam

 

Nguyễn Đình Kiệm
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
128
13,5 x 20,5 cm

Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Xuân Nộn (1930 - 2017)

 

Xã Xuân Nộn nằm ở vị trí phía bắc của huyện Đông Anh, là vùng đất ven sông Cà Lồ - phân lưu của sông Hồng, do vậy vùng đất này đã được chọn là địa bàn quần cư, sinh sống của cư dân Việt cổ từ rất sớm.

Xuân Nộn gồm có 5 làng cổ: Lương Quy (Kim Lớn), Đường Yên (Kim Con), Xuân Nộn (Bẽ), Đình Trung (Nhạn Đình), Đường Nhạn (Nhạn Đường), Kim Tiên (Tươn) và khu dân cư mới chợ Kim.

Huyện Đông Anh thành phố Hà Nội - Đảng ủy - HĐND - UBND xã Xuân Nộn
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
412 trang
14,5 x 20,5 cm

Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua Tư liệu địa chính

 Cuốn sách Khu phố Tây Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX qua tư liệu địa chính là cuốn sách thứ hai của PGS.TS Phan Phương Thảo va cộng sự trong con đường khai phá các tư liệu địa chính về các khu phố cổ, khu phố Tây ở Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX. Cuốn sách do Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Công ty Văn hóa và truyền thông Nhã Nam ấn hành quý I năm 2017.

PGS.TS Phan Phương Thảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
420
15x24cm

Gia đinh Gia phong trong văn hóa Việt

Vấn đề gia đình từ lâu đã được bàn đến nhiều. Ở đây các cuộc hội thảo, chúng tôi cũng cố gắng đề cập đến từ nhiều góc độ, chúng tôi cũng cố gắng bàn đến phạm vi huyết thống dòng tộc. Có một vần đề lớn mà trong quan hệ gia đình và cộng đồng có lẽ phải thêm nhiều gia công khảo sát, đó là quan hệ gia đình - gia phong trong văn hóa người Việt.

Gs. Vũ Ngọc Khánh - Hoàng Khôi
Nhà xuất bản Hà Nội
2012
395 trang
13,5 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)