Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Mưu sinh

“Tôi may mắn được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thấy tôi là người châu Á, ngài quan tâm. Tôi hỏi: “Thưa thầy, con vừa đọc xong cuốn Cuộc sống sau cái chết, vậy xin hỏi thầy: cuộc sống sau cái chết chúng ta còn cái gì?”. Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: người ta bảo sau khi chết, con người để lại di cốt và linh hồn, như thế đúng nhưng chưa đủ. Người đó còn để năng lượng cho đời sau. Một nhà thơ để lại những tác phẩm mà đời sau đọc thấy xúc động, thì đó là năng lượng”. Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng đã bắt đầu buổi lễ ra mắt cuốn sách “Mưu sinh” bằng câu chuyện giản dị như vậy. Và có lẽ suốt nhiều năm qua, những sáng tác của ông đã âm thầm dồn tụ lại một thứ năng lượng mạnh mẽ mà sâu lắng cho mai sau, trong đó có năng lượng được tích tụ từ những truyện - ký trong tập “Mưu sinh”, tập sách vừa được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành.

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 580 trang
Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Là một trong những người chứng kiến sự hình thành, ra đời của cộng đồng người Việt, một xã hội Việt Nam thu nhỏ dạt trôi, co cụm, tồn tại và bắt mầm, bén rễ ở Liên bang Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng mong muốn sẽ ghi lại được một thời đoạn “nhất khứ bất phục phản”, một chặng hành trình của cộng đồng Việt nơi miền băng tuyết. Với 23 truyện ngắn và 31 bài ký, “Mưu sinh” có thể được coi là bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống người Việt ở Nga suốt ba thập kỷ qua, kể từ này hiệp ước hữu nghị Việt - Xô được ký kết. Nhưng không đi vào chân dung, số phận của những doanh nhân thành đạt hay những người nổi tiếng, nhân vật chính xuyên suốt cuộc “Mưu sinh” chính là những người Việt kém may mắn, những người ở tận đáy thẳm sâu của cuộc sống; rủi ro và những điều bất hạnh luôn rình rập họ. Và điều này được thể hiện sâu sắc trong từng truyện ngắn, từng bài ký của Nguyễn Huy Hoàng. Đó là Một buổi chợ của hai mẹ con người Việt đầy cực nhọc, đớn đau với cái rét và đòn roi của chính quyền. Đó là Vụ trọng án kinh hoàng mà nạn nhân là một phụ nữ chân chất, luôn cần mẫn lao động. Đó là những người thợ trồng rau, những thợ may “chui”, những người thợ xây dạt trôi xứ người hành nghề nơi xa ngái đầy bất trắc (Ở Nga có ba nghề cực nhọc). Đấy còn chưa kể cuộc sống người Việt ở Nga phải chịu muôn vàn khó khăn, thường trực trong tình cảnh “bèo dạt mây trôi”, nay đây mai đó. Bởi hơn ba chục năm trôi qua, ba thế hệ ông đến cháu đã có mặt ở xứ tuyết băng, nhưng chỉ một số ít ỏi người Việt Nam có được quốc tịch Nga, được ngang bằng người bản địa về mặt giấy tờ hành chính; còn lại vẫn sống đăng ký tạm trú từng năm, qua ngày, đoạn tháng và chịu biết bao bất công, tủi nhục (Ở Mátcơva xin hai chữ bình yên, Vui buồn những chuyến bay, Giữa đường ngoái lại…). Qua đây, tác giả không ngần ngại viết về những hiện trạng tiêu cực đầy rẫy trong xã hội Nga sau khi chính quyền Xô Viết sụp đổ. Trong bối cảnh thể chế Liên Xô ra đi, những mặt trái xã hội được dịp phát triển và sinh sôi, làm náo loạn, nhức nhối kỷ cương hơn bảy chục năm tồn tại (Cuộc hành trình qua châu Âu, Trở về từ địa ngục…).Và cũng đằng sau những câu chuyện, tác giả đã hé mở cho người đọc cánh cửa để có thể hiểu thêm về tầm vóc, tính cách và những phẩm chất của họ để giải thích vì sao, nước Nga là một cường quốc về văn hóa, “vì sao dân tộc Nga lại sinh ra được những vĩ nhân, vì sao mảnh đất Nga ai đã đi qua dầu chỉ một lần vẫn nặng lòng mãi mãi; đồng thời cũng hiểu vì sao nước Nga giàu có, phì nhiêu vẫn chưa chạm tới đích châu Âu trong nhiều lĩnh vực”.
 
Viết về cộng đồng người Việt ở Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng không chỉ đem đến hình ảnh chân thực về cuộc sống mưu sinh với nhiều gian khó, chật vật, giông bão, mà ông còn phản ánh bức chân dung tinh thần, tấm lòng luôn hướng về cội nguồn, quê hương của những người Việt nơi xa xứ. Dẫu cách xa đất nước ngàn vạn dặm thì tinh thần dân tộc, những phong tục tập quán, cả nếp ăn nếp nghĩ (có tích cực, có hạn chế) cũng được người Việt đem theo vẹn nguyên trong những chuyến di dân. Đọc những trang viết về Tết Việt Nam ở miền tuyết lạnh, Như là chợ Bắc Qua, Chuyện về cây bạch dương bên tượng Bác, Có qua cơn hoạn nan mới thấu được lòng nhau… người đọc không khỏi bồi hồi và thoáng nỗi ngậm ngùi cho những kiếp người tha hương cũng như rưng rưng niềm xúc động cho tình thần bao bọc, chở che, “thương người như thể thương thân” của mỗi người Việt nơi đất khách. Tất cả đều như lời khẳng định hùng hồn, thấm thía: Người Việt dù có đi đâu, làm gì thì cũng luôn nặng lòng với quê hương xứ sở.
 
Tác phẩm “Mưu sinh” được kết cấu theo dòng thời gian suốt những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm khởi đầu của thế kỷ XXI, được tuyển chọn từ hai tác phẩm “Mátxcơva thời mở cửa” và “Đếm bước cuộc hành trình”. Đồng thời phần cuối của cuốn sách được bổ sung thêm một số bài ghi lại thời kỳ mới đầy sóng gió và thử thách của nước Nga và cộng đồng Việt trong cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề cuối năm 2014, 2015.
 
Với lối viết sắc sảo, cách phản ánh sự việc chân thực, đi đến tận cùng vấn đề, “Mưu sinh” hẳn đã “lưu lại trong ký ức người đọc một chút tâm hồn Nga, hương vị Nga cùng với mồ hôi, nước mắt và những nụ cười người Việt” như chính niềm mong muốn của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Sả chanh ngày hạ

 “Sả chanh ngày hạ” của Macchiato là cuốn tiểu thuyết viết về cô gái Vương Hiểu Hạ và mối tình từ thuở học trò với Trình Dịch. Sự xô đẩy bất ngờ của số phận đã khiến cả hai gặp nhau khi còn rất nhỏ để rồi ký ức trong cô là mùi sả chanh thơm dịu. 

Macchiato
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
360 trang
14 x 20,5 cm

Em là nhà

Đây là cuốn tiểu thuyết có cốt truyện sâu sắc, giàu tính nhân văn. Câu chuyện về cuộc đời của một cô gái tên Nguyệt (nhân vật chính) có tính cách bộc trực thẳng thắn, đầy cá tính. Bản chất sâu bên trong là một người giàu tình cảm, sống có nội tâm, biết yêu thương mọi người và cuộc sống xung quanh. Nhưng cuộc đời luôn mang đến cho cô biết bao gian truân sóng gió, nhất là trong chuyện tình cảm. Bằng bản chất rất thật, sức mạnh của tình yêu, cái thiện luôn thắng cái ác, vượt qua tất cả, cuộc đời cô gái cuối cùng đã có một cái kết có hậu.

 

Lan Rùa
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
392 trang
13.5x20cm

Thôi, đừng nói chuyện ngày mai

 “Thôi, đừng nói chuyện ngày mai” là cuốn tản văn của nữ tác giả trẻ với bút danh Huyền Trang Bất Hối. Cuốn sách có nhiều chia sẻ, tâm sự, triết lý về tình yêu dành cho các bạn trẻ. 

Huyền Trang Bất Hối
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
208 trang
12 x 19cm

Tiểu thuyết Làn sóng thứ 5

Làn sóng thứ 5 là tập đầu tiên trong sery khoa học viễn tưởng 3 tập về người ngoài hành tinh của nhà văn Mỹ Rich Yancey. Ngay khi ra mắt độc giả năm 2013, cuốn sách nhanh chóng trở thành đầu sách “bestseller” trên The New York Times đồng thời được bình chọn là Cuốn sách xuất sắc nhất dành cho thanh thiếu niên. Cuốn sách kể về những làn sóng mà kẻ xâm lược ngoài trái đất dùng để xóa xổ con người trên hành tinh này.

Rich Yancey
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
420 trang
15 x 24 cm

Tuyển thơ

Hư ảo.
Nhà văn Nguyễn Hiếu
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
492
15x22
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)