Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Mưu sinh

“Tôi may mắn được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thấy tôi là người châu Á, ngài quan tâm. Tôi hỏi: “Thưa thầy, con vừa đọc xong cuốn Cuộc sống sau cái chết, vậy xin hỏi thầy: cuộc sống sau cái chết chúng ta còn cái gì?”. Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: người ta bảo sau khi chết, con người để lại di cốt và linh hồn, như thế đúng nhưng chưa đủ. Người đó còn để năng lượng cho đời sau. Một nhà thơ để lại những tác phẩm mà đời sau đọc thấy xúc động, thì đó là năng lượng”. Nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng đã bắt đầu buổi lễ ra mắt cuốn sách “Mưu sinh” bằng câu chuyện giản dị như vậy. Và có lẽ suốt nhiều năm qua, những sáng tác của ông đã âm thầm dồn tụ lại một thứ năng lượng mạnh mẽ mà sâu lắng cho mai sau, trong đó có năng lượng được tích tụ từ những truyện - ký trong tập “Mưu sinh”, tập sách vừa được Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành.

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2015
Tổng số trang: 580 trang
Kích thước: 13.5 x 20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 1 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

Là một trong những người chứng kiến sự hình thành, ra đời của cộng đồng người Việt, một xã hội Việt Nam thu nhỏ dạt trôi, co cụm, tồn tại và bắt mầm, bén rễ ở Liên bang Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng mong muốn sẽ ghi lại được một thời đoạn “nhất khứ bất phục phản”, một chặng hành trình của cộng đồng Việt nơi miền băng tuyết. Với 23 truyện ngắn và 31 bài ký, “Mưu sinh” có thể được coi là bức tranh sinh động, chân thực về cuộc sống người Việt ở Nga suốt ba thập kỷ qua, kể từ này hiệp ước hữu nghị Việt - Xô được ký kết. Nhưng không đi vào chân dung, số phận của những doanh nhân thành đạt hay những người nổi tiếng, nhân vật chính xuyên suốt cuộc “Mưu sinh” chính là những người Việt kém may mắn, những người ở tận đáy thẳm sâu của cuộc sống; rủi ro và những điều bất hạnh luôn rình rập họ. Và điều này được thể hiện sâu sắc trong từng truyện ngắn, từng bài ký của Nguyễn Huy Hoàng. Đó là Một buổi chợ của hai mẹ con người Việt đầy cực nhọc, đớn đau với cái rét và đòn roi của chính quyền. Đó là Vụ trọng án kinh hoàng mà nạn nhân là một phụ nữ chân chất, luôn cần mẫn lao động. Đó là những người thợ trồng rau, những thợ may “chui”, những người thợ xây dạt trôi xứ người hành nghề nơi xa ngái đầy bất trắc (Ở Nga có ba nghề cực nhọc). Đấy còn chưa kể cuộc sống người Việt ở Nga phải chịu muôn vàn khó khăn, thường trực trong tình cảnh “bèo dạt mây trôi”, nay đây mai đó. Bởi hơn ba chục năm trôi qua, ba thế hệ ông đến cháu đã có mặt ở xứ tuyết băng, nhưng chỉ một số ít ỏi người Việt Nam có được quốc tịch Nga, được ngang bằng người bản địa về mặt giấy tờ hành chính; còn lại vẫn sống đăng ký tạm trú từng năm, qua ngày, đoạn tháng và chịu biết bao bất công, tủi nhục (Ở Mátcơva xin hai chữ bình yên, Vui buồn những chuyến bay, Giữa đường ngoái lại…). Qua đây, tác giả không ngần ngại viết về những hiện trạng tiêu cực đầy rẫy trong xã hội Nga sau khi chính quyền Xô Viết sụp đổ. Trong bối cảnh thể chế Liên Xô ra đi, những mặt trái xã hội được dịp phát triển và sinh sôi, làm náo loạn, nhức nhối kỷ cương hơn bảy chục năm tồn tại (Cuộc hành trình qua châu Âu, Trở về từ địa ngục…).Và cũng đằng sau những câu chuyện, tác giả đã hé mở cho người đọc cánh cửa để có thể hiểu thêm về tầm vóc, tính cách và những phẩm chất của họ để giải thích vì sao, nước Nga là một cường quốc về văn hóa, “vì sao dân tộc Nga lại sinh ra được những vĩ nhân, vì sao mảnh đất Nga ai đã đi qua dầu chỉ một lần vẫn nặng lòng mãi mãi; đồng thời cũng hiểu vì sao nước Nga giàu có, phì nhiêu vẫn chưa chạm tới đích châu Âu trong nhiều lĩnh vực”.
 
Viết về cộng đồng người Việt ở Nga, nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng không chỉ đem đến hình ảnh chân thực về cuộc sống mưu sinh với nhiều gian khó, chật vật, giông bão, mà ông còn phản ánh bức chân dung tinh thần, tấm lòng luôn hướng về cội nguồn, quê hương của những người Việt nơi xa xứ. Dẫu cách xa đất nước ngàn vạn dặm thì tinh thần dân tộc, những phong tục tập quán, cả nếp ăn nếp nghĩ (có tích cực, có hạn chế) cũng được người Việt đem theo vẹn nguyên trong những chuyến di dân. Đọc những trang viết về Tết Việt Nam ở miền tuyết lạnh, Như là chợ Bắc Qua, Chuyện về cây bạch dương bên tượng Bác, Có qua cơn hoạn nan mới thấu được lòng nhau… người đọc không khỏi bồi hồi và thoáng nỗi ngậm ngùi cho những kiếp người tha hương cũng như rưng rưng niềm xúc động cho tình thần bao bọc, chở che, “thương người như thể thương thân” của mỗi người Việt nơi đất khách. Tất cả đều như lời khẳng định hùng hồn, thấm thía: Người Việt dù có đi đâu, làm gì thì cũng luôn nặng lòng với quê hương xứ sở.
 
Tác phẩm “Mưu sinh” được kết cấu theo dòng thời gian suốt những năm cuối cùng của thế kỷ XX và những năm khởi đầu của thế kỷ XXI, được tuyển chọn từ hai tác phẩm “Mátxcơva thời mở cửa” và “Đếm bước cuộc hành trình”. Đồng thời phần cuối của cuốn sách được bổ sung thêm một số bài ghi lại thời kỳ mới đầy sóng gió và thử thách của nước Nga và cộng đồng Việt trong cuộc khủng hoảng kinh tế nặng nề cuối năm 2014, 2015.
 
Với lối viết sắc sảo, cách phản ánh sự việc chân thực, đi đến tận cùng vấn đề, “Mưu sinh” hẳn đã “lưu lại trong ký ức người đọc một chút tâm hồn Nga, hương vị Nga cùng với mồ hôi, nước mắt và những nụ cười người Việt” như chính niềm mong muốn của nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng.
 
Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu!

Sách cùng chuyên mục

Thư tình

Là một nhà văn tài ba, Iwai Shunji còn được biết đến với vai trò là một đạo diễn phim nổi tiếng, một biên kịch và nhạc sĩ. Tiểu thuyết Thư tình của ông đã được dựng thành phim từ những năm giữa thập niên 90 của thế kỷ XX do chính ông làm đạo diễn. Tiểu thuyết được Nhà xuất bản Hà Nội phối hợp với Nhà sách Nhã Nam ấn hành quý III/2015.

Iwai Shunji
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
180 trang
13 x 20.5 cm

Những lần ta chia tay

Những lần ta chia tay của David Foenkinos là một tập tiểu thuyết nói về mối tình của nàng Alice và chàng trai nghèo Fritz. 

David Foenkinos
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
196 trang
14 x20,5 cm

Quán ăn xuyên không

  Aoi - một cô gái bắt đầu bước sang tuổi ba mươi, được thừa kế quán ăn cổ truyền của gia đình. Quán ăn của cô chuyên phục vụ những món ăn truyền thống của Nhật Bản. 

Akane Aoi
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
408 trang
14,5x20,5cm

Cẩm nang đốt nhà các văn hào New England

 Cuốn tiểu thuyết "Cẩm nang đốt nhà các văn hào New England" của tác giả Brock Clarke và dịc giả Ace Le nói về cuộc đời của nhân vật Sam đã lỡ tay đốt trụi Dinh thự Emily Dicknson. Trận hỏa hoạn đã thiêu chết đôi vợ chồng nhà Coleman và Sam đã phải trả giá với 10 năm tù giam. 

Brock Clarke
Nhà xuất bản Hà Nội
2017
424 trang
14x20,5cm

Khúc nguyền ca của thánh kiếm sĩ (Tập I và tập II)

 Bộ tiểu thuyết Nhật Bản Khúc nguyền ca của thánh kiếm sĩ kể về nhân vật chính Haimura Moroha bước vào niên học đầu tiên tại Học viện Akane, ngôi trường đặc biệt chuyên đào tạo "Đấng Cứu Thế" - những học sinh mang kí ức tiền kiếp của các anh hùng hoặc người vĩ đại từ kiếp trước. Tuy nhiên, khác với họ, bản thân Moroha nắm giữ đến hai kí ức tiền kiếp. 

Akamitsu Awamura
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)