Giới thiệu sách: Trai nước Nam làm gì?
“Trai nước Nam làm gì?” là cuốn sách của tác giả Hoàng Đạo Thúy, nhà xã hội học nổi tiếng của Hà Nội, đã được nhà in Xuân Thu cho ra mắt lần đầu vào năm 1943. Để rồi hơn 70 năm sau, nhận rõ giá trị của tác phẩm, nhà xuất bản Hà Nội phối kết hợp với nhà sách Nhã Nam đã cho tái bản lại nguyên bản bản in năm 1943, chỉ chỉnh sửa một số cách viết cho phù hợp với quy tắc chính tả hiện nay.
Tác giả:
Hoàng Đạo Thúy
Nhà xuất bản:
Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản:
2016
Tổng số trang:
124 trang
Kích thước:
14x20.5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Cuốn sách đề cập đến những vấn đề về đạo đức, lẽ sống của người dân Việt tại thời điểm những năm 40 của thế kỷ trước. Hoàng Đạo Thúy viết cuốn sách này như để trao cho thanh niên cùng thời một lời kêu gọi, một cương lĩnh sống. Thời kỳ của những dòng chảy dữ dội trong và ngoài nước, khi mà Việt Minh cho phổ biến rộng rãi trong dân chúng văn kiện Chương trình Việt Minh, nhấn mạnh tới những mục tiêu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, làm cho nước Việt Nam độc lập và dân Việt tự do, thừi kỳ đánh dấu bước chuyển cục diện của cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Những triết lý của Hoàng Đạo Thúy khi đó không những là một tài liệu lịch sử thú vị của một Việt Nam đêm trước độc lập, cuốn sách còn cho ta thấy luồng tư tưởng sắc bén của tác giả.
Cuốn sách gồm những bài viết ngắn, dày hơn 100 trang. Mỗi bài viết đề cập đến những vấn đề xã hội rất sát thực về việc tu dưỡng đạo đức, ý chí, rèn luyện nhân cách… được tác giả minh chứng bằng thực tế xã hội lúc bấy giờ, qua những nhân vật có thực trong lịch sử Việt Nam và thế giới. Những tư tưởng mà tác giả đề xướng từ cách đây hơn 70 năm trước: lớp trẻ cần trở thành những người khỏe mạnh về thể lực, mạnh mẽ trong tinh thần, tỉnh ngộ trong nhận thức và vững vàng trong đạo đức - là những tư tưởng vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách đến bạn đọc.