Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Văn học nghệ thuật
Đồng điệu

 Với cách viết theo lối “cổ điển”, các câu chuyện diễn biến theo trật tự thời gian, các sự kiện, tình tiết được trình bày theo quan hệ nhân - quả, ngôn ngữ bình dị, mang đặc trưng phương ngữ Trung Bộ, bên cạnh đó, tình huống nhiều truyện dudocj xây dựng độc đáo, hấp dẫn, “Đồng điệu” của Trần Hiệp mang đến cho người đọc nhiều dư vị, có xót xa, hạnh phúc và đầy nhân văn về cuộc đời.

Tác giả: Trần Hiệp
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2017
Tổng số trang: 200 trang
Kích thước: 13,5 x 20,5 cm
Bình chọn:
(Tổng số: 0 - Trung bình: 0.00)
Giới thiệu về sách:

 

Mười ba truyện ngắn trong tập truyện được chia theo hai mảng đề tài chính.

 

Đề tài chiến tranh mà tập trung là viết về những mất mát, đớn đau chiến tranh đã gây ra với cuộc sống của con người. Nỗi đau ấy mang nhiều hình, nhiều vẻ với những cung bậc khác nhau. Đó là niềm đau của hai người đàn bà, một mẹ chồng, một nàng dâu khi bị chiến tranh cướp đi người chồng, người con thân yêu (“Đồng điệu”). Đó là nỗi bất hạnh của một người phụ nữ đã mòi mỏi chờ chồng trở về sau chiến tranh nhưng cuộc đoàn tụ không được dài lâu, trọn vẹn bởi nỗi đau da cam (“Chị Cả Phấn”). Hay câu chuyện về người phụ nữ bị bom đạn cướp đi sinh mạng, tuổi thanh xuân và hạnh phúc đơn sơ (“Sảo Phìn”, “Vực xoáy chân cầu”). Cùng với đó là những trang viết về người lính đi ra từ chiến tranh, lăn lội khẳng định mình, giữ vững phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ (“Tình bạn”, “Nốt trầm”).

 

Đề tài thế sự nói về những việc, những người bình dị của cuộc sống đời thường. Những câu chuyện chân thực đã tạo nên những trang viết giàu ý nghĩa, nói được sự chuyển biến, đổi thay của con người, cuộc đời. Đó là số phận của một anh lái xe đã trải bao thăng trầm, vì tình mà tù tội rồi lại bị phụ tình nên luôn trong tâm trạng cay đắng nhưng với bản lĩnh mạnh mẽ đã nỗ lực vươn lên (“Một cõi tình”); hay câu chuyện của một người phụ nữ ruồng bỏ chồng con chạy theo phù hoa để rồi sau mười năm trở lại tìm mái ấm xưa trong ân hận, tiếc nuối (“Đi tìm cái đã có”) hay nỗi xót xa của những người được đặt sai chỗ trong cuộc đời (“Về chiều”, “Đúng chỗ”)…

 

Mỗi truyện ngắn trong “Đồng điệu” của Trần Hiệp là một trang cuộc sống được miêu tả sinh động, cô đọng trên trang giấy.

 

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu.

Sách cùng chuyên mục

Tiểu thuyết “Sống trong bí tích”

“Sống trong bí tích” là nhan đề cuốn tiểu thuyết của nhà văn, nhà báo Khiếu Quang Bảo. Xuất phát từ các phép bí tích (các nghi lễ, các phép được thực hiện ở các giai đoạn khác nhau của đời người như “rửa tội”, “xưng tội”, “hôn phối”…) của Thiên Chúa giáo, tác giả Khiếu Quang Bảo muốn khẳng định căn cốt của mọi tôn giáo là hướng thiện, để con người phấn đấu tới một cuộc sống tốt đẹp, an lành hơn. Tất cả những điều ấy được nhà văn chuyển tải sinh động qua cuộc đời Đỗ Hoàng, một giáo dân công giáo, một nhà báo truyền hình có năng lực và trình độ.

Khiếu Quang Bảo
Nhà xuất bản Hà Nội
2015
256 trang
13 x 19 cm

Truy tìm JJ

 Truy tìm JJ là cuốn tiểu thuyết trinh thám do Công ty cổ phần Lim-Hanoi phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành năm 2018.

Anne Cassidy
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
274 trang
14,5x20,5cm

Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu

Đúng như tên gọi của tác phẩm “Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu”, tác giả Ran Do Kim muốn khẳng định cái gọi là trưởng thành không phải để chỉ một thời điểm đặc biệt trong hành trình phát triển của con người, mà là để chỉ quá trình tự xoay sở chiến đấu với những dao động, chao đảo trong cuộc sống.

Ran Do Kim
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
304 trang
14 x 20.5 cm

Ngày mai tôi biến mất, cậu sẽ hồi sinh

 Ngày mai tôi biến mất, cậu sẽ hồi sinh là câu chuyện về cô bé Yumesaki Hikari - học sinh cấp ba đột nhiên bị tai nạn giao thông mà chết. Chứng kiến cái chết bất ngờ của cô bé,  Sakamoto - một cậu học sinh lớp 11 đã “vô tình” tự nguyện hiến nửa sinh mệnh của mình để cô bé được hồi sinh.

Fujimaru, Người dịch: AQ
Nhà xuất bản Hà Nội
2018
408 trang
13x20,5

Cô gái viết nỗi cô đơn

 Cô gái viết nỗi cô đơn, cuốn tiểu thuyết mang đậm màu sắc tự truyện của Shin Kyung-sook là lời đáp nhiều trăn trở nhưng kiên định cho câu tự vấn day dứt ấy của chính nhà văn. Sinh ra trong một gia đình nghèo tại một ngôi làng nhỏ ở miền Nam Hàn Quốc, Shin Kyung-sook không có điều kiện học tiếp trung học, mười sáu tuổi cô lên Seoul lao động kiếm sống. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nghệ thuật Seoul, cô khởi nghiệp sáng tác và giành giải Văn học mới của tạp chí Văn nghệ trung ương với tác phẩm Ngụ ngôn mùa đông, năm 2008 tiểu thuyết Hãy chăm sóc mẹ ra mắt đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, gây tiếng vang lớn trên thế giới.

Shin Kyung - Sook
Nhà xuất bản Hà Nội
2016
476 trang
14 x 20,5 cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)