Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách tư liệu tổng hợp
Cái nhìn hiếu kỳ từ phương Tây qua Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945

 Ngày nay, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, người ta quan tâm nhiều đến các nguồn tư liệu mang tính so sánh đối chiếu với các tư liệu chính sử. Tuy nhiên không phải lúc nào độc giả cũng có thể tiếp cận, sử dụng nguồn tư liệu ấy. Việc dịch, chú giải các tư liệu nước ngoài về lịch sử Việt Nam là một việc làm đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, sự am hiểu lịch sử và cả một vốn ngoại ngữ đáng kể. Những năm gần đây, những sách tư liệu như vậy đã được xuất bản ngày càng nhiều từ các nguồn tư liệu khác nhau: tư liệu sử Trung Quốc, Nhật Bản, tư liệu, du ký từ nước phương Tây như Anh, Pháp, tư liệu công ty các Đông Ấn… Lịch sử được so sánh, đối chứng, chân thật hơn qua những góc nhìn khác nhau.

Tác giả: Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang:
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 1.00)
Giới thiệu về sách:

Trong khuôn khổ dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I và II, mảng sách Tủ liệu - Tổng hợp đã cung cấp khá nhiều nguồn tư liệu mới cho độc giả và người nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình như: “Tuyển tập tư liệu công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672 - 1697)”, “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637 - 1700)”, Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây. Thanh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XVII đầu thế kỷ XX, Khâm Định An Nam kỷ lược, Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV - XVII…

Và ở Hà Nội, có một nhà giáo, một nhà sử học từ lâu đã miệt mài với công việc dịch thuật, tổng hợp, đối chiếu tư liệu, đem đến cho bạn đọc nhiều cuốn sách  tư liệu có giá trị. Đó là PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ. Là một cộng tác viên lâu năm của Nhà xuất bản Hà Nội, của dự án Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ được biết đến bởi sự khoa học, nghiêm túc, bền bỉ trong mỗi công trình thực hiện. Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945 là 1 trong 3 công trình do PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ chủ biên trong giai đoạn II của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Công trình tiếp nối thành công của cuốn sách đã xuất bản “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây”, cung cấp nhiều tư liệu có giá trị mà do hạn chế về thời gian, tiến độ dự án chưa đưa đến được với bạn đọc.

“Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” tuyển chọn tập trung các tư liệu trước năm 1945 về Thăng Long - Hà Nội, chưa được các tác giả khác biên dịch, xuất bản. Các tác giả đã rất cẩn thận lựa chọn “những thông tin rất lý thú và bổ ích”, của “những người sống đương thời và chứng kiến tại chỗ”… để đem lại cho bạn đọc và người nghiên cứu những cảm nhận chân thực nhất của “một cái nhìn hiếu kỳ” đến từ phương Tây. Đó có thể là các du ký của A.de Rhodes, F.Marini, W.Dampier hay các ghi chép của một vị giáo sĩ thiên chúa phương Tây. Đó cũng có thể một nghiên cứu của một học giả đã sống nhiều năm ở Việt Nam như Charles Gosselin hay báo cáo về chuyến đi thăm Hà Nội của một nghị sĩ trình bày tại Lưỡng viện Quốc hội Anh… Thông qua các tư liệu này bạn đọc thể hình dung khá đầy đủ về Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII, XVII dưới mắt các chứng nhân đương đại phương Tây. Có thể nói hầu hết các ghi chép, báo cáo, du ký đều mang một tinh thần hiếu kỳ nhưng khá thiện chí đối với đất nước, con người Việt Nam.

Cuốn sách cũng dành dung lượng khá lớn tuyển chọn các văn bản mang tính pháp quy của chính quyền thực dân Pháp, “tạo cơ sở khoa học và trung thực để biên soạn, khảo chứng và phân tích tổng hợp những sự kiện lịch sử của Hà Nội trong thời Pháp thuộc”. Đặc biệt, từ các tư liệu này, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển biến hành chính - chính trị và quy hoạch đô thị của Hà Nội như vấn đề quản lý nhà đất trong khu phố cổ, vấn đề quy hoạch, xây dựng các khu phố mới. Có thể rút ra rất nhiều bài học giá trị từ quá trình này trong thực tiễn xây dựng và quy hoạch thành phố hiện nay.

“Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” chắc chắn là cuốn sách thảo mãn được những mong đợi của độc giả về một nguồn tư liệu mới, lý thú từ phương Tây. Cuốn sách chắc chắn sẽ đem lại nhiều thông tin mới, bổ ích cho bạn đọc trong nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội, đặ biệt trong giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII và dưới chính quyền Pháp thuộc trước 1945. Với những người làm sách, hy vọng rằng cuốn sách sẽ góp phần hoàn thiện thêm khối tư liệu đồ sộ đã xuất bản về Thăng Long - Hà Nội, là cơ sở, tiền đề cho nhiều nghiên cứu khoa học sau này.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lâm Hoàng

Sách cùng chuyên mục

Giới thiệu sách Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)

 Thực hiện Dự án điều tra, sưu tầm, biên soạn và xuất bản Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I, Nhà xuất bản Hà Nội đã phối hợp cùng PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức điều tra, sưu tầm biên soạn cuốn sách chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII”. Tiếp nối thành công đó, ở giai đoạn II của Dự án Tủ sách, Nhà xuất bản Hà Nội đã tổ chức điều tra bổ sung, khai thác thêm hơn 3.000 trang tư liệu của các thương điếm Hà Lan đặt tại Nagasaki (Nhật Bản), Zeelandia (Đài Loan), Ayutthaya (Xiêm), Batavia (Indonesia), hiện đang lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở La Hay. Trên cơ sở nguồn tư liệu phong phú của hai đợt khảo sát, kết hợp với những nghiên cứu đã được tác giả triển khai trong những năm qua, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã biên soạn cuốn chuyên khảo “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637-1700)”.

Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
624
16x24

Khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội lịch sử và thành tựu

 Khảo cổ học là ngành khoa học mà kết quả nghiên cứu của nó có giá trị cho rất nhiều ngành khoa học như: lịch sử, văn hóa, dân tộc học… Trong cơ cấu Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn II, có 3 đầu sách nội dung chuyên sâu về khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên. Đó là các đầu sách: Tổng tập khảo cổ học Thăng Long - Hà Nội (1898 - 8/2008), Kinh đô Thăng Long - Những khám phá Khảo cổ học. Di tích khảo cổ học Đàn Xã Tắc Thăng Long (Thăng Long - Xã Tắc Altar archaeological site)

Tống Trung Tín
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
796
16x24

Giới thiệu bộ sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội”

Bộ sách “Hồ sơ tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội”do PGS.TS. Vũ Văn Quân làm chủ biên là một bộ sách đồ sộ. Đồ sộ không chỉ với khối lượng trên dưới 10 nghìn trang sách (bao gồm 10 tập) mà còn chứa đựng khối lượng tư liệu lớn về lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của Thăng Long - Hà Nội. Bộ sách mang dáng dấp theo dạng một địa chí văn hóa thu gọn, được trình bày theo tiêu chí thống nhất trong toàn bộ 584 đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 tập
16x24

Thanh thực lục: Quan hệ Thanh - Tây Sơn cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX

Thể loại sách: Nghiên cứu, biên soạn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
Hồ Bạch Thảo (Dịch giả); Phạm Hoàng Quân và Trần Văn Chánh (Hiệu đính và c
Nhà Xuất bản Hà Nội
568 trang

Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Thần tích

Thể loại sách: Sưu tầm, tuyển chọn. Mảng sách: Tư liệu Tổng hợp.
PGS.TS. Nguyễn Tá Nhí; PGS.TS. Nguyễn Văn Thịnh (Đồng Chủ trì tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà Xuất bản Hà Nội
ước 1164 trang
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)