Giới thiệu Thể loại sách Sách điện tử Bạn đọc và NXB Các bài viết Kế hoạch đề tài Giao lưu trực tuyến Thư viện ảnh Thư viện Video
Tin tổng hợp Tin dự án Tin mới
Sách tư liệu tổng hợp
Cái nhìn hiếu kỳ từ phương Tây qua Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945

 Ngày nay, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam, người ta quan tâm nhiều đến các nguồn tư liệu mang tính so sánh đối chiếu với các tư liệu chính sử. Tuy nhiên không phải lúc nào độc giả cũng có thể tiếp cận, sử dụng nguồn tư liệu ấy. Việc dịch, chú giải các tư liệu nước ngoài về lịch sử Việt Nam là một việc làm đòi hỏi sự công phu, tỉ mỉ, sự am hiểu lịch sử và cả một vốn ngoại ngữ đáng kể. Những năm gần đây, những sách tư liệu như vậy đã được xuất bản ngày càng nhiều từ các nguồn tư liệu khác nhau: tư liệu sử Trung Quốc, Nhật Bản, tư liệu, du ký từ nước phương Tây như Anh, Pháp, tư liệu công ty các Đông Ấn… Lịch sử được so sánh, đối chứng, chân thật hơn qua những góc nhìn khác nhau.

Tác giả: Nguyễn Thừa Hỷ
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm xuất bản: 2019
Tổng số trang:
Kích thước: 16x24
Bình chọn:
(Tổng số: 2 - Trung bình: 1.00)
Giới thiệu về sách:

Trong khuôn khổ dự án Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến giai đoạn I và II, mảng sách Tủ liệu - Tổng hợp đã cung cấp khá nhiều nguồn tư liệu mới cho độc giả và người nghiên cứu. Có thể kể đến các công trình như: “Tuyển tập tư liệu công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672 - 1697)”, “Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1637 - 1700)”, Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây. Thanh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XVII đầu thế kỷ XX, Khâm Định An Nam kỷ lược, Minh thực lục - Quan hệ Trung Quốc - Việt Nam thế kỷ XIV - XVII…

Và ở Hà Nội, có một nhà giáo, một nhà sử học từ lâu đã miệt mài với công việc dịch thuật, tổng hợp, đối chiếu tư liệu, đem đến cho bạn đọc nhiều cuốn sách  tư liệu có giá trị. Đó là PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ. Là một cộng tác viên lâu năm của Nhà xuất bản Hà Nội, của dự án Tủ sách “Thăng Long ngàn năm văn hiến”, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ được biết đến bởi sự khoa học, nghiêm túc, bền bỉ trong mỗi công trình thực hiện. Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945 là 1 trong 3 công trình do PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ chủ biên trong giai đoạn II của Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn hiến. Công trình tiếp nối thành công của cuốn sách đã xuất bản “Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây”, cung cấp nhiều tư liệu có giá trị mà do hạn chế về thời gian, tiến độ dự án chưa đưa đến được với bạn đọc.

“Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” tuyển chọn tập trung các tư liệu trước năm 1945 về Thăng Long - Hà Nội, chưa được các tác giả khác biên dịch, xuất bản. Các tác giả đã rất cẩn thận lựa chọn “những thông tin rất lý thú và bổ ích”, của “những người sống đương thời và chứng kiến tại chỗ”… để đem lại cho bạn đọc và người nghiên cứu những cảm nhận chân thực nhất của “một cái nhìn hiếu kỳ” đến từ phương Tây. Đó có thể là các du ký của A.de Rhodes, F.Marini, W.Dampier hay các ghi chép của một vị giáo sĩ thiên chúa phương Tây. Đó cũng có thể một nghiên cứu của một học giả đã sống nhiều năm ở Việt Nam như Charles Gosselin hay báo cáo về chuyến đi thăm Hà Nội của một nghị sĩ trình bày tại Lưỡng viện Quốc hội Anh… Thông qua các tư liệu này bạn đọc thể hình dung khá đầy đủ về Thăng Long – Kẻ Chợ thế kỷ XVII, XVII dưới mắt các chứng nhân đương đại phương Tây. Có thể nói hầu hết các ghi chép, báo cáo, du ký đều mang một tinh thần hiếu kỳ nhưng khá thiện chí đối với đất nước, con người Việt Nam.

Cuốn sách cũng dành dung lượng khá lớn tuyển chọn các văn bản mang tính pháp quy của chính quyền thực dân Pháp, “tạo cơ sở khoa học và trung thực để biên soạn, khảo chứng và phân tích tổng hợp những sự kiện lịch sử của Hà Nội trong thời Pháp thuộc”. Đặc biệt, từ các tư liệu này, bạn đọc sẽ có được cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển biến hành chính - chính trị và quy hoạch đô thị của Hà Nội như vấn đề quản lý nhà đất trong khu phố cổ, vấn đề quy hoạch, xây dựng các khu phố mới. Có thể rút ra rất nhiều bài học giá trị từ quá trình này trong thực tiễn xây dựng và quy hoạch thành phố hiện nay.

“Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương Tây trước 1945” chắc chắn là cuốn sách thảo mãn được những mong đợi của độc giả về một nguồn tư liệu mới, lý thú từ phương Tây. Cuốn sách chắc chắn sẽ đem lại nhiều thông tin mới, bổ ích cho bạn đọc trong nghiên cứu, tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội, đặ biệt trong giai đoạn thế kỷ XVII, XVIII và dưới chính quyền Pháp thuộc trước 1945. Với những người làm sách, hy vọng rằng cuốn sách sẽ góp phần hoàn thiện thêm khối tư liệu đồ sộ đã xuất bản về Thăng Long - Hà Nội, là cơ sở, tiền đề cho nhiều nghiên cứu khoa học sau này.

Nhà xuất bản Hà Nội trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Lâm Hoàng

Sách cùng chuyên mục

Bộ “Tuyển tập dòng văn Phan Huy (nhánh Sài Sơn)”

Thành tựu của Dòng văn Phan Huy từ trước đến nay đã được giới thiệu đặc biệt là những tác giả và tác phẩm lớn như Phan Huy Ích, Phan Huy Chú, bản dịch Chinh phụ ngâm, bản dịch Tỳ bà hành. Tuy nhiên ở bộ này, Tuyển tập dòng văn Phan Huy đã giúp độc giả có được cái nhìn tổng quát và sâu sắc về thành tựu trước tác của một dòng họ trong tư thế một dòng phái văn học mà nhóm biên soạn định danh là “Dòng văn Phan Huy - nhánh Sài Sơn”. Bộ tuyển tập này do nhóm các nhà nghiên cứu văn học và Hán Nôm học thực hiện, PGS. TS Trần Thị Băng Thanh và TS. Phạm Ngọc Lan làm đồng chủ biên. Công trình ưu tiên giới thiệu những tác phẩm chưa được công bố nhưng cũng tuyển chọn lại hàu hết những tác phẩm quan trọng để bảo đảm tính hệ thống và đặc điểm thành tựu của Dòng văn.

Trần Thị Băng Thanh - Phạm Ngọc Lan
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
Tập 1 - Số trang: 944; Tập 2 - Số trang: 768
16x24

Giới thiệu sách Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697)

Trong giai đoạn I, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn đã bước đầu tổ chức phân loại, lược dịch một số tư liệu quan trọng, biên soạn cuốn chuyên khảo “Tư liệu các Công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII” trên cơ sở khối tư liệu các Công ty Đông Ấn Anh (EIC) và Hà Lan (VOC). Ở  giai đoạn II của Dự án Tủ sách, PGS.TS. Hoàng Anh Tuấn tổ chức khảo sát, sưu tầm bổ sung trên 3000 trang tư liệu của các thương điếm Anh tại Đài Loan, Bantam (Indonesia), Madras (Ấn Độ), Ayutthaya (Xiêm). Trên cơ sở toàn bộ khối tài liệu thu thập được, tác giả Hoàng Anh Tuấn tiếp tục mở rộng nghiên cứu, hệ thống hóa tư liệu, lược dịch để biên soạn cuốn Tuyển tập tư liệu Công ty Đông Ấn Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài (1672-1697).

Hoàng Anh Tuấn
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
708
16x24

Tư liệu các công ty Đông Ấn Hà Lan và Anh về Kẻ Chợ - Đàng Ngoài thế kỷ XVII

Khối tư liệu của Công ty Đông Ấn Hà Lan và Công ty Đông Ấn Anh (EIC) liên quan đến Kẻ Chợ - Đàng Ngoài đã bước đầu được khảo cứu từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Mặc dù vậy, trong hơn một thập kỷ tiếp theo, khát vọng khai thác một cách tương đối hệ thống nguồn tư liệu VOC và EIC của nhiều thế hệ sử học Việt Nam vẫn cơ bản bị bỏ ngỏ. Nguyên nhân chủ yếu là những khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ nhằm hợp tác khai thác các nguồn sử liệu lưu trữ quý giá trên.
TS. Hoàng Anh Tuấn (Biên soạn)
Nhà Xuất bản Hà Nội
2010
732 trang
16 x 24 cm

Giới thiệu bộ sách “Tuyển tập địa bạ Thăng Long - Hà Nội”

Đối với giới sử học, địa bạ là nguồn tài liệu có giá trị nghiên cứu trên nhiều phương diện. Với các thông tin phong phú về đất đai, địa bạ là bức tranh khá toàn diện về đời sống xã hội Việt Nam ở cả nông thôn và đô thị trong nửa đầu thế kỷ XIX với những nội dung về cảnh quan, quy hoạch không gian, quan hệ ruộng đất, tình hình sản xuất, canh tác của từng đơn vị hành chính cơ sở… Tuy nhiên, việc tổ chức dịch thuật, biên soạn địa bạ không hề đơn giản bởi khối lượng văn bản hết sức đồ sộ. Thêm vào đó, do đặc thù loại hình tư liệu, sách địa bạ không thể tuyển chọn như các loại sách tư liệu khác (hương ước, văn khắc, thần tích…) mà bắt buộc phải xuất bản toàn văn theo từng đơn vị hành chính mới có giá trị về nghiên cứu và đảm bảo tính khoa học.

Vũ Văn Quân
Nhà xuất bản Hà Nội
2019
10 đầu sách (gồm 17 tập)
16x24

Tư liệu văn hiến Thăng Long - Hà Nội: Tuyển tập Tư liệu phương Tây

Các tư liệu tiếng phương Tây về Thăng Long - Hà Nội rất phong phú và đa dạng, có một số các công trình đã được dịch. Tuy nhiên, còn thiếu tính chất tổng hợp và đánh giá khảo chứng. Trong công trình này có phần trình bày ngắn gọn về sự tổng hợp đánh giá đó.
PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ (Chủ trì tuyển chọn, giới thiệu)
Nhà xuất bản Hà Nội
2010
1172 trang
16x24cm
Tên đăng nhập
Mật khẩu
Tên truy cập (*)
Mật khẩu (*)
Xác nhận mật khẩu (*)
Email (*)
Họ và tên
Số điện thoại
Địa chỉ
Mã xác nhận (*)