“Nhận trách nhiệm, hình ảnh Bộ trưởng Y tế đẹp hơn!”
Xung quanh vụ 3 cháu bé tử vong do tiêm vắc xin viêm gan B ở Quảng Trị và cách hành xử của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, PV Kiến Thức đã
có cuộc trao đổi với nguyên đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông, để làm rõ
trách nhiệm của "tư lệnh lĩnh vực"- người đứng đầu ngành y tế.
- Những ngày gần đây, vụ việc 3
cháu bé tử vong do tiêm vắc xin viêm gan B ở Quảng Trị đang khiến nhiều
người quan tâm, một số người tỏ ra bất an. Ông có theo dõi diễn biến sự
việc này?
Vụ việc 3 cháu bé tử vong do tiêm vắc
xin viêm gan B ở Hướng Hóa (Quảng Trị) đang khiến nhiều người quan tâm,
và tôi cũng không ngoại lệ. Mỗi cháu bé chào đời là niềm vui, niềm động
viên của mỗi gia đình. Do vậy, việc tiêm chủng viêm gan B để các cháu bé
lớn lên khỏe mạnh là mong muốn tất yếu của những người làm cha mẹ.
Các cháu mới chào đời chưa lâu thì đã sớm bị cướp đi sinh mạng. Tôi nghĩ, để xảy ra sự việc đó… thật đáng buồn!
|
 |
|
Nguyên đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông. |
- Khi biết thông tin đó, rất nhiều người bày tỏ sự thương cảm, không ít
người dù không quen biết gia đình nạn nhân cũng bật khóc. Dư luận cũng
bày tỏ sự thất vọng khi Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đang có mặt ở
Quảng Trị nhưng không có động thái thăm hỏi các gia đình có con bị tử
vong. Ý kiến của ông về cách hành xử này?
Khi sự việc xảy ra, Bộ Y tế nhanh
chóng cử người điều tra, làm sáng tỏ vụ việc thì tôi cho rằng đây là
việc làm có tính trách nhiệm cao.
Việc chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, trách
nhiệm là tất yếu, nhưng nếu có thể, Bộ trưởng nên đích thân dành thời
gian tới xin lỗi, chia buồn, động viên gia đình để giảm nỗi đau mất mát.
Tôi thấy, ở các nước, trong những tai
nạn nghiêm trọng khiến nhiều người tử vong, thương vong, Thủ tướng có
lúc còn tổ chức những ngày tang lễ hoặc tới trực tiếp chia buồn. Đó vừa
là cái tâm, cũng là trách nhiệm của người lãnh đạo.
Bộ trưởng công tác ở ngay Quảng Trị, nơi xảy ra vụ việc mà không đến thăm hỏi, theo tôi đó là điều đáng tiếc!
- Bộ trưởng Y tế có giải thích với báo chí, do lịch công tác được
sắp xếp kín nên không thể đến thăm. Có phải lịch làm việc của lãnh đạo
đã xếp thì “bất di bất dịch”, thưa ông?
Công tác cán bộ nói chung, với Bộ
trưởng Bộ Y tế nói riêng là những việc bình thường phải làm hàng ngày.
Với vụ việc đột xuất này, Bộ trưởng nên tạm gác lại các công việc, hay
việc gì có thể thì nên chỉ đạo các Thứ trưởng làm thay, nên đích thân
đến thăm, chia buồn, động viên gia đình.
Đây là vụ việc nhạy cảm, đòi hỏi sự linh hoạt của người làm chính trị.
 |
Bộ trưởng Bộ Y tế
Nguyễn Thị Kim Tiến dự lễ khởi công xây dựng Nhà tháp chuông nghĩa trang
liệt sĩ huyện Gio Linh ngày 21/7. (Ảnh: Báo Quảng Trị)
|
- Bộ trưởng Tiến cũng khẳng định, sẽ công khai, minh bạch nguyên nhân:
“Trách nhiệm của ai sẽ xử lý người đó. Lỗi của vắc xin thì xử vắc xin;
lỗi do người tiêm, xử người tiêm; lỗi do kỹ thuật xử lý kỹ thuật”. Nhiều
người cho rằng phát ngôn của Bộ trưởng Tiến quả là khó hiểu. Ông có
nghĩ như vậy?
“Xử lý vắc xin” là xử lý gì? (Cười). Tôi hiểu ý Bộ trưởng Tiến, là người nào sai thì phải chịu trách nhiệm.
Đúng. Về lý mà nói, bộ phận nào sai
thì bộ phận đó phải chịu trách nhiệm: chất lượng vắc xin không tốt do cơ
sở sản xuất, thì cơ sở sản xuất phải chịu trách nhiệm; do quá trình lưu
thông, bảo quản, hay do cán bộ sử dụng chưa đúng quy trình… thì bộ phận
phụ trách chịu trách nhiệm. Đó là trách nhiệm chuyên môn, trách nhiệm
trước pháp luật.
Nhưng còn cái gọi là “trách nhiệm
chính trị”, là “tư lệnh” đứng đầu ngành y tế thì tất cả những vấn đề
liên quan dù trực tiếp, hay gián tiếp để xảy ra hậu quả nghiêm trọng làm
ảnh hưởng hình ảnh của ngành thì Bộ trưởng phải đứng ra nhận trách
nhiệm xin lỗi dân chứ. Sau đó, phải chỉ đạo đến nơi đến chốn để ngăn cản
sự việc không tái diễn nữa.
Nếu người bình thường chỉ nói đến
trách nhiệm chuyên môn và pháp luật thì được, Bộ trưởng bỏ qua trách
nhiệm chính trị, không nhắc đến là chưa đủ.
- Đây không phải lần đầu phát ngôn
của Bộ trưởng Tiến khiến dư luận bức xúc, hoang mang. Nên chăng, người
lãnh đạo cần có những phát ngôn đúng mực, thưa ông?
Tôi cũng theo dõi một số chương trình
chất vấn của Quốc hội, hay "Dân hỏi, Bộ trưởng trả lời" và thấy rằng
nhiều phát ngôn của Bộ trưởng Bộ Y tế còn chưa được chuẩn mực, bộc lộ sự
thiếu kinh nghiệm, thiếu nhận thức xã hội và nhạy cảm chính trị…
Nói như Bộ trưởng Tiến, “lỗi của vắc
xin thì xử vắc xin” thì không đúng, không đủ, không rõ nghĩa. Vắc xin là
sản phẩm do con người sản xuất ra, không phải cụ thể cá nhân, nhóm
người nào thì biết chịu trách nhiệm ra sao?
Hay, Bộ trưởng Y tế từng nói rằng “bà
con không được đưa bác sĩ phong bì”, “ai chụp ảnh được bác sĩ nhận tiền
thì gửi cho chúng tôi”… đó là những phát ngôn chưa được chặt chẽ, chưa
sát thực tế, chưa đề cao trách nhiệm cá nhân nên chưa được đồng thuận
của dư luận cũng dễ hiểu.
Người xưa thường nói “con dại cái
mang” mà, trách nhiệm cụ thể thì người làm sai phải chịu, nhưng Bộ
trưởng là người đồng hành nên xin lỗi và nhận trách nhiệm của mình. Dũng
cảm nhận thiếu sót trong việc chỉ đạo, quản lý, để từ đó tìm giải pháp
khắc phục thì không chỉ hình ảnh của ngành y tế, mà chính hình ảnh Bộ
trưởng đẹp hơn trong lòng công chúng. Không nên né tránh trách nhiệm,
hay tìm cách đùn đẩy trách nhiệm cho người này, người khác.
- Xin cảm ơn ông!
(Theo kienthuc.net.vn)